Chương 47: Kì thực tập của Cựu Anh hùng (1)
Độ dài 3,587 từ - Lần cập nhật cuối: 2021-11-28 16:13:25
Trans: 46.5 theo yêu cầu của các fen nà: //cutt.ly/bwueiao (( ͡° ͜ʖ ͡°) )
=======================
-E…tóm lại thì, chúc các em giữ gìn sức khỏe và có một kì học thực sự thành công.
Tôi tuyệt vọng ngáp dài trong khi nghe giọng nói du dương phát ra từ bài phát biểu dài lê thê của thầy Hiệu trưởng.
Tại sao mấy người làm hiệu trưởng luôn có thể nghĩ ra mấy bài phát biểu lan man chẳng có nội dung gì mà lại dài dằng dặc thế nhỉ?
Tôi thậm chí chẳng có bất kì kí ức nào về việc đã từng nghe những bài phát biểu của các thầy hiệu trưởng suốt từ hồi tiểu học đến tận bây giờ là Đại học.
Lần ấn tượng nhất với tôi có lẽ là hôm khai giảng năm học hồi cấp hai, vì bài phát biểu được đọc dưới cái nắng đổ lửa cuối mùa hè nên không ít học sinh đã phải đi cấp cứu vì say nắng, ấy vậy mà vị hiệu trưởng khi đó của chúng tôi vẫn cứ thao thao bất tuyệt cho đến hết bài diễn văn của mình.
-Và sau đây, thầy xin giới thiệu, các anh chị đang là sinh viên của trường Đại học sẽ cùng tham gia giảng dạy cho các em với tư cách giáo viên thực tập trong ba tuần tới đây.
Sáu người, trong đó có cả tôi bước lên sân khấu theo lời của Thầy hiệu trưởng.
Trong lúc nhìn qua một lượt những học sinh đang tập trung trên sân nhà thi đấu bên dưới, tôi nhớ lại nguyên nhân của sự kiện này.
Hôm đó, giữa giờ nghỉ trưa trong tuần học đầu tiên sau khi kết thúc kì nghỉ hè, tôi được một giảng viên của khoa gọi lên gặp riêng.
Khi đó, tôi cứ suy nghĩ mãi về lý do mình bị gọi, điểm thi kì trước của tôi có hơi giảm sút, nhưng tôi cũng đã cố gắng đuổi kịp lại trong mấy ngày nghỉ hè. Tôi thực sự chẳng thể hiểu lý do vì sao mình bị gọi.
Nhưng nói thế nào thì sinh viên chúng tôi cũng không có quyền từ chối những yêu cầu gặp riêng của các giảng viên.
Bước vào phòng giáo vụ, tôi thấy Miyazaki-sensei, giảng viên khoa lịch sử và kinh tế đang ngồi cạnh tủ sách lớn bên trái bàn làm việc của mình.
-Oh, đến rồi hả. Vào đi, vào đi.
Vị giảng viên gập quyển sách lại và đứng dậy chào đón tôi.
Mới ngoài 40 tuổi, thầy ấy rất nổi tiếng trong số các sinh viên bởi phong cách nói chuyện thân thiện, gần gũi của mình.
Khi tôi ngồi xuống chiếc sofa trong phòng, thầy ấy cũng di chuyển sang vị trí đối diện và ngồi xuống.
-Xin lỗi vì đột nhiên gọi em lên đây nhé.
-Không sao ạ, mà có chuyện gì mà thầy cho gọi em vậy?
Tôi quyết định sẽ hỏi thẳng lý do của việc này.
-À, chuyện là thế này, Kashiwaghi-kun, em có muốn bắt đầu tham gia giảng dạy thực hành từ ngày 17 tháng tới không?
-Cái gì cơ ạ???
Nó quá bất ngờ bới tôi.
-Ba tuần giảng dạy môn Toán học thực hành ở trường Trung học cơ sở thành phố.
-KHông…từ từ đã…sao đột nhiên lại có chuyện đó?
Xin lỗi vì tôi có hơi thô lỗ, nhưng cái tình huống này là sao vậy?
-Oh, phải nhỉ, thầy xin lỗi vì không nói rõ lý do nhỉ?
Và giảng viên của tôi bắt đầu giải thích mọi chuyện.
Đại khái thì nó bắt đầu từ vụ bê bối đối với hội nhóm mà trước đây tôi đã từng tham gia, nhóm của Mizukami-san.
Tôi không biết chi tiết, nhưng vụ việc này đã được truyền thông đưa lên và trở thành một vấn đề được tất cả những trường đại học chú ý.
Xét đến quyền riêng tư về danh dự của các nữ sinh, vụ tấn công hôm đó do đám sinh viên kia đã không được đưa ra, nhưng chuyện chất ma túy thì không. Mặc dù Shido đã cố gắng ngăn chặn việc phát tán chúng bằng cách dùng tiền của mình, nhưng cậu ấy không phải đầu mối duy nhất, rất nhiều học viên bị phát hiện đã sử dụng ma túy và bị đuổi học.
Bản thân Shido cũng có sử dụng thuốc, nhưng cậu ấy chỉ là bị ép buộc, vì vậy không bị áp dụng hình thức đình chỉ học giống như đám kia.
Ngoài ra, sau chuyện đó, các trường đại học cũng nghiêm ngặt hơn trong việc quản lý các hội nhóm, theo đó, mọi hoạt động của các hội nhóm phải được báo cáo trước và sau khi thực hiện để nhận sự cho phép từ nhà trường.
Và vấn đề nằm ở chỗ, có vài sinh viên khoa Sư phạm bị đuổi học, vài người trong số đó đang thuộc diện đủ điều kiện làm giáo viên thực tập. Việc họ bị đuổi học khiến trường phải sắp xếp lại sinh viên khác vào các vị trí này.
Nói về việc giáo viên thực tập này, đó là chương trình đào tạo thực hành cho các sinh viên để tập các kĩ năng giảng dạy và giao tiếp xã hội trước khi họ tốt nghiệp. Nhờ có sự hợp tác với các trường tiểu học và trung học cơ sở trong thành phố, trường Đại học của chúng tôi có thể đưa sinh viên của mình đến dạy tại đó.
Vì các suất dạy thực tập mỗi năm đều là rất hạn chế, nên tiêu chí và kế hoạch lựa chọn được chuẩn bị rất cẩn thận. Sự cố đó khiến cho việc bổ sung các sinh viên thay thế cho họ là rất khó khăn, họ hầu hết đều đã có những công việc khác do các khoa khác lựa chọn.
-Em đã đại khái hiểu hoàn cảnh, nhưng tại sao lại là em?
-So với sinh viên các khoa khác, chỉ có vài sinh viên có khả năng về môn toán học. Và trong số đó, Kashiwagi-kun là người được đánh giá cao nhất cũng như chưa được sắp xếp vào chương trình nào.
-Vì em rảnh quá nên thầy muốn đưa em vào đúng không? Xin lỗi thầy, em không thể tham gia được.
Tóm lại là chuyện này không đúng chuyên môn học của tôi, nên tôi không nghĩ mình sẽ đồng ý vụ này.
-Hể? Tiếc vậy….Nhưng không phải kì thi trước của em khá tệ sao?
-Eh…
-Thầy đã hi vọng Kashiwagi-kun sẽ có kết quả tốt lắm chứ….
Tôi giật nảy mình trước câu nói đó từ ông thầy của mình.
-Phải rồi ha. Bài tập hè đã được gửi đúng hạn, nhưng liệu thầy có nên khắt khe hơn không ta.
-Thầy….
-Xem nào, hay là nhờ Sumida-sensei của khoa Lý thuyết kinh tế chấm bài cho em nhỉ? Người cầu toàn như thầy ấy chắc sẽ đánh giá đúng được thực lực của em.
Tch….người lớn thật là luôn biết cách chơi bẩn…
Và đó là lý do vì sao tôi chẳng thể phản đối được và phải chấp nhận tham gia khóa thực tập giảng dạy.
Tôi sẽ trở thành giáo viên Toán tại trường sơ trung mình đã từng học trước đây.
Và đó cũng là nơi Ayumi đang học.
Điều duy nhất khiến tôi cảm thấy thoải mái là Akane cũng sẽ tham gia cùng.
======
Trở lại hiện tại, sau lễ khai giảng, chúng tôi được thầy hiệu trưởng giới thiệu với các học sinh và giáo viên trong trường.
-Nhìn cậu có vẻ bình tĩnh, không lo lắng gì sao?
Một sinh viên khác trong nhóm thực tập quay sang hỏi tôi.
-Ờm, thì, tôi nghĩ là mình không giỏi thể hiện cảm xúc cho lắm, ngay cả khi có đang lo lắng đi nữa.
Nói thật thì tôi không cảm thấy áp lực cho lắm.
Trước đây, có những lần tôi đã phải đứng trước cả triệu binh sĩ, vì thế chỉ vài trăm học sinh trung học Nhật bản có lẽ không phải vấn đề với tôi.
Sau buổi lễ khai giảng, các giáo viên di chuyển đến phòng giáo vụ sau khi các học sinh đã về lớp.
Vì đã tới đây để ra mắt tuần trước nên việc giảng dạy sẽ được bắt đầu ngay hôm nay.
Nhóm chúng tôi có 6 thực tập sinh.
Tôi, Akane và một người nữa học cùng một trường, ba người còn lại học 1 trường.
Thành thật mà nói, dù rất vui khi được tham gia khóa thực tập này cùng Akane, nhưng đây mới là lần đầu tiên tôi đứng lớp, khác với cô ấy, sinh viên của khoa Giáo dục đã quen với việc này.
Nhưng nói gì nói, sự động viên từ Akane là rất lớn.
Thi thoảng cô ấy vẫn nhìn tôi và mỉm cười. Dù rất xấu hổ, nhưng nó cũng cho tôi thêm rất nhiều sự tự tin.
-Hân hạnh được gặp em, thầy là Shigeo Matsuyama. Giáo viên phụ trách môn toán của lớp 2-3 này (lớp số 3 năm 2 trung học, lớp 8).
-Ah, vâng. Em là Kashiwagi Yuuya. Rất mong được thầy giúp đỡ ạ.
Người hướng dẫn của tôi tự giới thiệu một cách dõng dạc và trang trọng.
Hàm răng trắng sáng của thầy ấy lấp lánh đến độ khiến tôi cảm thấy da mình sắp bị cháy sạm đến nơi rồi. Một vẻ ngoài sang trọng, hào nhoáng không giống với một nhà toán học tí nào. Nhìn giống một playboy hơn đấy…
Mà tại sao ngôi trường này có thể để một người như ông ấy giảng dạy môn toán vậy? Cơ mà dù gì đây cũng là trường học, tôi nghĩ hẳn là ông ấy cũng là người tử tế nên không cần phải quá lo.
Nhân tiện thì ở ngôi trường này, mỗi môn học có một hoặc một vài giáo viên phụ trách tùy theo độ tuổi và môn học. Nó khác với những gì tôi được nghe ở trường Đại học. Rằng mình sẽ phải giảng dạy nhiều môn chứ không phải chỉ có một.
Các thực tập sinh khác cũng đã hoàn thành màn chào hỏi với người hướng dẫn của mình.
Giáo viên hướng dẫn của Akane là một cô giáo khoảng gần 30 tuổi nhưng nhan sắc vẫn khá ổn và đặc biệt là ngực khá to.
Những người còn lại hầu hết cũng là do các giáo viên khoảng ngoài 30 tuổi hướng dẫn.
Nhân tiện thì Hiệu trưởng của ngôi trường này là người cũng đã từng dạy tôi khi còn học ở đây, một phụ nữ khoảng 50 tuổi, theo tôi nhớ thì cô ấy có tính cách khá là dữ dằn nhưng cũng rất quan tâm tới học trò.
Sau khi được thông qua nội quy lần nữa, chúng tôi theo người hướng dẫn tới nhận lớp.
Khoan đã…lớp 2-3 chẳng phải là lớp của Ayumi sao?
========
Đến trước cửa lớp 2-3, Matsuyama-sensei mở cửa bước vào.
Tôi cũng bước theo sau vì giờ không còn là học sinh chuyển trường nữa.
-Được rồi, các em về chỗ nào.
Các học sinh đang phân tán khắp lớp nhanh chóng trở về chỗ của mình.
Bầu không khí nhanh chóng yên tĩnh trở lại.
Đảo mắt sang vị trí của Ayumi, tôi thấy con bé khẽ nháy mắt và vẫy tay.
-Như thầy đã nói trong buổi tập trung toàn trường sáng nay. Trong ba tuần tính từ hôm nay, các giảng viên thực tập từ trường Đại học sẽ thay thầy giảng dạy cho các em. Đây là Kashiwagi-sensei, thầy ấy sẽ phụ trách môn toán. Trước tiên, thầy hãy giới thiệu về bản thân mình đi nào. Sau đó các em có thể đặt bất kì câu hỏi nào cho thầy giáo mới của mình.
Matsuyama-sensei nói với tất cả.
Đúng như tôi dự đoán, mặc dù có vẻ ngoài hơi kì cục, nhưng thầy ấy là một người tốt và thân thiện với học sinh của mình.
-Ehem…trong ba tuần sắp tới, thầy sẽ giảng dạy môn toán tại lớp ta như một giảng viên thực tập. Nếu có bất kì điều gì khó khăn, đừng ngại đến tìm gặp thầy nhé.
Cùng lúc với thời điểm màn giới thiệu an toàn của tôi kết thúc, tiếng chuông bắt đầu tiết một cũng vang lên.
-Được rồi, các em, dù hôm nay là tiết đầu năm học, nhưng vì Kashiwagi-sensei là một giáo viên mới và là một sinh viên đại học. Nên các em cứ thoải mái hỏi bất kì điều gì mà mình muốn hoặc cần tư vấn nhé.
Oi, cái đó không được đâu thầy ơi…
-Hai…
Cô bé ngồi ngay hàng ghế đầu giơ tay đầu tiên.
Tôi nhìn vào sơ đồ lớp rồi mỉm cười với em ấy.
-Được rồi, Nagano-san nhỉ?
-Vâng. Thầy có phải là anh trai của Ayumi không ạ?
Bắt đầu từ đó luôn à??
Cũng phải thôi, vì tôi và Ayumi có cùng họ với nhau mà.
-Đúng rồi đó. Thầy và Kashiwagi Ayumi-san trong lớp này là anh em. Nhưng các em cứ yên tâm, vì đây là trường học nên thầy sẽ không bao giờ phân biệt đối xử giữa các em đâu. Đừng lo lắng nhé.
Đám học sinh đều cười vui vẻ trước câu trả lời của tôi, còn Ayumi chỉ ngồi đó và phồng má lên.
-Thầy có người yêu chưa ạ?
Lần này là câu hỏi đặt thẳng mà không cần giơ tay.
Phải rồi ha, tôi đã luôn tính đến một câu hỏi kiểu này.
-Cái này là bí mật nhé, thầy không nói được.
Một vài tiếng la ó vang lên.
Nhưng biết sao được, tôi không thể nói hết mọi thứ được.
Sau đó là hàng loạt những câu hỏi cơ bản như là học đại học thế nào, mẹo để học thi và các câu lạc bộ vân vân và mây mây.
-Sensei.
Một cậu bé đột nhiên giơ tay khi tôi nghĩ mình đã trả lời hết câu hỏi.
-Được rồi, Yamazaki-kun.
-Ừm, theo em thấy, sau này khi ra xã hội, chúng ta không có cơ hội nào để dùng tới các lý thuyết toán học, vậy tại sao vẫn cứ phải học toán ạ?
Một câu hỏi có lẽ hơi quá tầm với một học sinh trung học, nhưng tôi đã tính đến chuyện đó rồi.
-Trước đây thầy cũng từng tự hỏi như em vậy. Được rồi, trước khi trả lời câu hỏi đó, thầy muốn hỏi em một câu. Em có biết ba phát minh quan trọng nhất của loài người là những gì không?
Không chỉ Yamazaki-kun, những học sinh khác cũng bắt đầu xôn xao trước câu hỏi của tôi.
-Cứ thoải mái nói bất kì cái gì các em nghĩ, Ayumi-san.
Tôi gọi thẳng Ayumi.
-Đó là light novel và…
-Haiii…sai rồi…tiếp theo nào.
-Etto…là lửa và điện ạ?
Các học sinh khác tiếp tục trả lời với sự tự tin.
-Cái đó là các hiện tượng vất lý xảy ra ngoài tự nhiên, vì thế chúng nên được gọi là khám phá hơn là phát minh. Tất nhiên, chúng rất quan trọng, nhưng câu trả lời đúng chính là “Số”
Nghe xong câu trả lời đó, tôi có thể thấy được sự ngơ ngác từ đám học trò.
Đúng là, có nhiều phát minh còn mang tính thay đổi thế giới hơn nhiều, nên dùng từ “quan trọng nhất” có lẽ không hẳn đã đúng.
-Đó là câu trả lời. Có thể ai đó trong số các em có thể phản đối, nhưng ba phát minh lớn nhất của loài người đều liên quan đến “số”, đó là “tính toán”, “tiền bạc” và “số không”.
Nhờ có những thủy thủ người Viking, những kiến thức đó đã được lan truyền đi khắp nơi.
Trước hết là tiền, nó chính là thứ giúp xác định giá trị của thế giới này, nó có thể thay cho ngọc quý, vàng, kim loại quý hay hàng hóa.
Và thứ hai là số 0, điểm khởi nguồn của toán học. Số không vốn dĩ bản thân nó không có gì. Nhưng toán học sẽ không thể phát triển nếu thiếu số 0. Là một phần cực kì quan trọng trong những phép toán và số học. Ở Nhật bản, số 0 chỉ xuất hiện sau thời kì Edo. Trước đó, thật là khó khăn để chúng ta biểu tượng một số lượng cực kì ít hoặc vô cùng nhiều. Con số này bắt nguồn từ người Ấn độ thời cổ đại, khoảng thế kỉ thứ 7 trước công nguyên. Và nhờ vào sự lan truyền của Hồi giáo, con số này đã đến với châu Âu. Số 0 này chính là điểm đến cuối cùng của mọi phương trình, đặc biệt là phương trình bậc hai.
Mọi tạo vật xung quanh chúng ta đều ít nhiều được tạo nên bằng những công thức toán học. Không chỉ là việc thiết kế, chế tác, lựa chọn và kết hợp vật liệu đều phải dựa trên công thức toán học.
Toán học chính là cốt lõi của sự phát triển của mọi nền văn minh. Việc chối bỏ toán học chính là tự giết chết tương lai của mình. Điều đó áp dụng cả cho từng con người.
Có rất nhiều công việc sẽ không thể giải quyết được nếu không biết về toán học. Đặc biệt là những người kinh doanh và công nhân. Có thể giờ em chỉ là một học sinnh trung học cơ sở, nhưng tiềm năng nghề nghiệp trong tương lai của các em là vô tận. Và toán học liên quan tới hầu như tất cả trong số đó, dù là tài chính, y học, học thuật hay xây dựng…. Nếu em muốn trở nên giàu có, tìm được một cuộc sống tốt đẹp cho mình, chắc chắn các em sẽ phải thông hiểu những con số. Có thể hôm nay các em sẽ cảm thấy nó là vô dụng, nhưng trong tương lai, các em sẽ nhận ra rằng, những bài kiểm tra hôm nay đều có tác dụng riêng của nó.
Tất nhiên, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, những phép toán, dù là phức tạp cỡ nào, cũng sẽ có thể giải được bằng các chương trình máy tính.
Độ tin cậy của chúng hầu như là tuyệt đối, nhưng đâu phải các chương trình đó có sẵn, vẫn phải là do những con người hiểu biết về những con số tạo ra. Và hơn nữa, nếu không hiểu về những kết quả kết xuất ra, em cũng chẳng thể biết độ đúng đắn của nó đến đâu.
Việc dùng đầu óc để giải phương trình cũng giống như cách dùng đầu để xử lý công việc.
Học tốt môn toán chắc chắn sẽ là một điểm cộng không nhỏ cho tương lai của các em.
Bên cạnh đó, toán học rất “dễ dàng” nếu so với các mộn học khác.
Chỉ có một công thức duy nhất, kết quả cũng chỉ có một, bất kể người thực hiện là ai. Kết quả đó không dựa vào cảm xúc hay ý chí của người làm mà là một tồn tại tự nhiên. Sự chênh lệch về tốc độ xử lý cũng không thể khiến kết quả thay đổi.
Thầy không thể yêu cầu các em phải yêu thích môn toán. Nhưng ít nhất, hãy nghiêm túc với nó để có một tương lai rộng mở hơn cho mình.
Khi tôi nói xong và nhìn một lượt các học sinh, tôi có thể thấy những vẻ mặt ngạc nhiên và trầm trồ. Ayumi vẫn ngồi đó và phồng má…Cái này anh sẽ giải quyết với em mày sau.
Và tôi nhìn sang Matsuyama-sensei.
Thầy ấy bước đến trước mặt tôi với đôi mắt đã hơi nhòa lệ và vẻ mặt nghiêm túc.
Bộ tôi mới nói gì sai sao?
Rồi thầy ấy đột ngột nắm lấy tay tôi trong khi nhìn thẳng vào mắt.
-Tuyệt vời!!!
-Eh? Sao cơ ạ?
Sao đột nhiên…có chuyện gì với thầy ấy vậy?
Tôi có thể thấy hai dòng nước mắt đang trào ra từ thầy ấy.
-Phải. Đúng như em đã nói. Toán học vô cùng tuyệt vời. Toán học chính là cội nguồn của cuộc sống tươi đẹp, là niềm vui bất tận của thế giới này. Ah…thầy chắc rằng các nhà toán học cổ đại cũng sẽ vui mừng sau khi nghe những gì em nói. Động lực này…niềm đam mê này…làm sao thầy có thể nói cho em nghe hết được đây!!
Có vẻ tôi đã vô tình chạm đúng chỗ hứng thú của Matsuyama-sensi.
Không, tôi ổn với nó, chỉ là cách thầy ấy phản ứng hình như có hơi quá.
Quay sang các học sinh của mình, tôi thấy tất cả chúng đều đang nhìn chúng tôi.
Hình như có hơi quá lố rồi thì phải.
Tôi cảm ơn Matsuyama-sensei rồi cố gắng lái câu chuyện trở lại lớp học.
Tôi cũng không thích được một người đàn ông nắm tay trong tình trạng mặt đỏ gay và thở hổn hển như vậy đâu. Tôi muốn đi rửa tay….
Sau đó, lớp học do Matsuyama-sensei điều hành diễn ra vui vẻ và thoải mái với tôi là người dự giờ bên dưới.
Có lẽ thầy ấy là một giáo viên tốt, không thể đánh giá ai đó qua vẻ bề ngoài.
Tiếng chuông hết tiết vang lên báo hiệu tiết học đầu tiên của tôi đã kết thúc.
Hôm nay là ngày đầu tiên, nên tôi sẽ chỉ là người dự giảng mà thôi.
Chuyện giảng chính sẽ bắt đầu từ ngày mai.
Nhưng có cảm giác, chỉ nguyên ngày hôm nay là đủ mệt rồi…
Đám học trò trong lớp lại quây quanh tôi, và đặt ra đủ loại câu hỏi.
Nhưng đột nhiên, tất cả im bặt, rồi đám đông tách hẳn sang hai bên, một cô bé bước thẳng đến trước mặt tôi, và….
-Sensei…anh có nhớ em không?
Eh? Em là ai vậy??