Trang đầu cuốn sách(5)
Độ dài 3,021 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-06-10 21:45:13
Trans: Gold
Edit: Chuột; JackJs
Note: Chap trước ngọt không? Giờ thì đội mũ bảo hiểm vào, lôi cuốn sách giáo khoa tiếng việt ra vì chap này siêu nặng bộ môn ngôn ngữ học
________________________
Có một điểm chung giữa văn tự hiện đại và văn tự thời kì đầu của nền văn minh cổ đại— đây là quan điểm mà đại đa số học giả đều đồng tình. Quan điểm đó không hề kỳ lạ nếu ta xét sự liên kết giữa hai nền văn minh hiện đại và thời kì sau của nền văn minh cổ đại, cũng là vì thời kì sau đã tiếp thu kiến thức từ thời kì đầu xuất hiện trước nó. Việc những mẫu tự từ thời kì đầu không thể được lưu truyền tới thời kì sau cũng là điều bình thường, tương tự với mẫu tự giữa thời kì sau và thời hiện đại. Còn trường hợp chữ biểu âm thì có những âm thanh dần biến mất theo thời gian. Do sự bành trướng của phương ngữ mà mọi người đã dừng phân hoá một số âm từ có sự khác biệt. Vấn đề là ngôn ngữ của thời kì đầu đã có sự biến mất của một lượng lớn mẫu tự. Câu trả lời có lẽ là do hình dạng của thanh quản đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Xét về số lượng mẫu tự của thời kì đầu là rất lớn, không khó để tưởng tượng ra viễn cảnh nhân trong loại thời kì đó gần giống thằn lằn hay bạch tuộc và đã sử dụng một thanh âm độc đáo mà con người thời nay không thể phát âm được. Tuy nhiên, câu trả lời đó nghe là biết chắc chắn không thực tế với tôi rồi.
Tôi đang trầm tư suy nghĩ trong lúc cấy lúa trên đồng.
“Con thấy không, Ash? Mấy cuốn sách của con có làm được vậy không?”
Người đang cấy ngay bên là cha tôi, David, một lão phiề— ý tôi là người đang nhiệt tình phân tích cho tôi.
“Đọc sách chẳng giúp vụ xuân của ta thêm được tý nào. Nếu con có thời gian đọc nó thì tốt nhất là đi lo việc đồng áng đi. Đây là việc mà mọi người đàn ông sinh ra đều phải làm. Như cách mà bao đời nhà ta đã thực hiện.”
Cha tôi là một kẻ có tư tưởng hạn hẹp— Nhầm, ý tôi là một người “nghiêm túc”. Ông nói dòng họ nhà tôi đã làm việc này qua bao thế hệ nhưng nếu tôi nhớ không lầm, ông từng một thời khoe khoang về người chú “tuyệt vời” của tôi hiện đang đi lính ở thành đô, nên chắc hẳn cha tôi cũng không mấy tự hào với cái nghề nông này. Rất có thể là do ông không có tài năng để chọn một công việc khác. Tôi không hề có suy nghĩ làm nông chán hơn làm lính! Bất cứ xã hội văn minh nào cũng cần đến người nông dân.
“Cha nói đúng. Đọc sách không đem lại cho ta thêm chút sản lượng nào.”
“Chính xác! Sách chỉ là thứ gây tổn phí thời gian! Nó làm con người ta lười ra!”
Tuy nhiên cha tôi vẫn không thấu hiểu cho những cuốn sách.
Một ngày nào đó tôi sẽ cho ông phải hối hận—Ý là, tôi sẽ thuyết phục ông thay đổi.
Tôi tiếp tục công việc đồng áng, thỉnh thoảng nói vài từ để làm như vẫn đang lắng nghe.
Thú vị là việc làm nông ở cái làng này lại khá khoa học. Nó phức tạp hơn bạn tưởng nhiều nếu chỉ đánh giá qua điều kiện vật chất và cách nói chuyện của con người nơi đây. Tôi không am hiểu gì với việc canh tác nhưng ở làng này họ đã biết luân canh các loại cây trồng. Thậm chí phương pháp họ dùng còn khá tân tiến, thứ mà còn được gọi là ‘phương pháp canh tác Norfolk.’ Nếu tôi nhớ không lầm thì mô hình này cũng mới được sử dụng rộng rãi gần đây. Tất nhiên là tùy thuộc vào vùng miền, có thể tồn tại những vùng đất mà dân bản địa đã học được nó từ rất lâu bằng chính kinh nghiệm của họ. Cho nên chẳng có gì bất ngờ khi nó đã được lan truyền tới ngôi làng hẻo lánh này.
Nhưng khi nhìn lại người cha ngờ nghệch của tôi, tôi lại có một giả thuyết khác. Có lẽ nào phương thức canh tác này đã được sử dụng từ nền văn minh cổ đại chăng?
Tôi không biết vì lý do gì mà cả hai nền văn minh cổ đại đã suy tàn. Theo nguồn tin chính thống thì nghe nói rằng họ đã bị tuyệt diệt bởi loài quỷ, đó là điều mà tôi khó lòng tin được, nhưng đến giờ vẫn còn những di sản từ thời đại đó, chắc cũng phải có nhóm nhỏ cư dân thời đó còn sống sót. Dù bản sắc văn hóa đã bị hủy diệt gần hết bởi tên bạo chúa mang tên “thời gian”, họ vẫn cố để xoay sở để bảo vệ được hệ thống canh tác của mình.
Nghĩ lại thì, trong chín năm cuộc đời của mình tôi đã để ý thấy nhiều cải cách kì lạ. Nghĩ đến đó, tôi liền mong đợi vào những di sản từ nền văn minh cổ đại. Vẫn có một tia sáng hy vọng rằng tôi có thể trở lại những ngày tháng sống một cuộc sống sung túc mà tôi đã đánh mất mãi mãi ở tiền kiếp, kể cả là một phần nhỏ thôi cũng được.
“Có khi việc giải mã ngôn ngữ cổ lại dễ hơn nếu tôi dùng chúng.”
Tôi lẩm bẩm
Hồi trước, tôi đã cố tỏ ra người lớn mà tự nhủ rằng đừng mơ xa quá, nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ chín tuổi thôi! Mơ mộng ở tuổi này chẳng có gì sai cả!
Xét riêng về tình trạng xã hội ở làng, tôi chẳng kì vọng gì là bản thân sẽ sống thọ cả. Ông bố tôi vẫn còn trong tuổi đôi mươi, nhưng trông ông phải già hơn ít nhất chục tuổi. Ở đây độ tuổi 40 thôi là đã được đối xử như người già rồi, bất cứ ai già hơn 60 tuổi đều có thể bị coi là vong về ám. Cuộc sống chốn này vốn ngắn ngủi—nên tôi sẽ ấp ủ ước mơ của mình và dùng mọi nguồn lực để đạt được ước mơ đó.
“Đến giờ nghỉ rồi, Ash.”
Mãi mới đến thời gian giải lao. Khối lượng công việc này thật quá sức với một đứa trẻ mới lớn.
Tôi không nhớ rằng ở tiền kiếp có đứa trẻ chín tuổi nào kêu ca vì đau hông cả.
Trong khi đang dãn cái lưng, tôi dùng cành cây mang theo làm việc để đánh một dấu bên cạnh chân mình. Con dấu thể hiện rằng tôi đã cấy xong tới ô đất đó. Cha tôi và những nông dân khác ai cũng làm điều tương tự. Nó không đơn giản là vài đường kẻ đơn giản mà là một ký hiệu hẳn hoi. Người cha suốt ngày khinh thường sách của tôi lại nói rằng đó là một loại bùa giúp nâng cao sản lượng đã được truyền lại từ thời kì cổ đại. Một loại hủ tục phi lý như bùa phép có vẻ phù hợp với trình độ văn minh của ngôi làng này hơn.
Nói là thế, tôi cũng không ghét gì thứ bùa này. Trong một cuộc sống khắc nghiệt thì có thứ gì đó giúp yên lòng mà không cần lý do có khi lại là cần thiết. Tôi thấy còn tốt chán khi đó chỉ là mấy thứ hình vẽ vô hại trên mặt đất. Nếu nó là thứ gì đó man rợ hơn như hiến tế máu người thì có khi tôi không sống nổi đến tuổi này đâu. Cho nên là như vừa nói, tôi thích thứ bùa này.
“...Chờ chút đã nào.”
Tôi nhận ra vài thứ sau khi cẩn thận nhìn kỹ con dấu, Có khi nào đây là một loại mẫu tự nào đó chăng?
“Quào”
Tôi ấn tượng với khám phá đột ngột của mình. Nếu đã cho rằng hệ thống canh tác có thể đến từ nền văn minh cổ đại, thì cũng không xa lạ gì khi nghĩ rằng thứ bùa chú được sử dụng bởi nông dân ngày nay đã lưu giữ lại phương thức canh tác của họ, cũng là một tàn dư của thời đó.
Tiên đề của giả thuyết này khá mơ hồ, nhưng giờ cũng chẳng có bằng chứng gì hết, thế nên để tôi phân tích nó thử xem sao.
Nếu thật sự đó là một ký tự thì nghĩa của nó là gì? Dựa trên cách nó được dùng cho ‘mùa màng bội thu’ thì có lẽ nghĩa của nó hẳn sẽ là ‘trù phú’, hoặc ‘khẩn cầu’, không thì sẽ là ‘bảo hộ' khỏi một vụ thất thu. Cũng có thể gốc nó vốn chẳng phải là bùa, đơn giản mang nghĩa là ‘kết thúc’ vì ta vẽ nó sau khi cấy xong. Nhưng có thật là một biểu tượng đơn giản thế này lại chứa nhiều hàm ý đến vậy không? Có khi đó chỉ là tóm lược, cũng tồn tại khả năng đây là một phần của con dấu nguyên bản vốn đã thất truyền.
Việc sử dụng tên viết tắt thay cho một cái tên chính thức đọc muốn nản đã là chuyện phổ biến rồi. Một trường hợp cũng có thể xảy ra là những văn tự gốc đã bị tối giản và ghép nghĩa lại với nhau. Ví dụ mà ai cũng thấy là trên logo của các công ty, với cái tên ban đầu đã được kết hợp lại thành một biểu tượng. Mà nếu đã nói đến logo, tôi rất muốn xếp nó vào dạng chữ tượng hình. Ai cũng cho rằng đó là tập hợp của nhiều chữ biểu âm, nhưng tôi thấy nó giống tranh hay hình ảnh hơn, cũng là vì nó có thể cho biết toàn bộ cái tên công ty với một dáng hình độc nhất.
Thật sự tồn tại quá nhiều khả năng để tôi có thể tóm lược lại. Việc tìm ra được đáp án rõ ràng là quá tầm của tôi ở hiện tại. Nhưng ít nhất tôi đã nhận ra được vài thứ. So với ngôn ngữ hiện đại thì số chữ cái từ thời kì đầu của nền văn minh cổ đại có trong cuốn sách mà Folke đưa tôi đọc là quá nhiều. Có khi thứ ngôn ngữ cổ đó cũng là sự pha trộn của chữ tượng hình và chữ tượng thanh như kanji và hiragana thì sao?
Tôi chạy đi gặp lão Folke ngay khi hoàn thành phần việc đồng áng của ngày, mặc kệ những âm thanh chế giễu của cha từ phía sau.
“Cha Folke ơi, con mới nhận ra vài điều!”
Ông ấy có vẻ bất ngờ khi tôi phi thẳng vào phòng làm việc. Nhưng mọi sự vẫn ổn cả. Tôi đã bình tâm lại rồi; chỉ là bản thân vừa có thêm chút động lực thôi.
“Có một loại bùa cầu vụ mà dân làng hay dùng—”
“Chờ chút, từ từ đã nào! Nhóc đang nói về cái gì cơ?”
Tôi đang ổn mà, có phải đang hưng phấn đâu. Ông cứ ngậm miệng và nghe tôi nói đi. Đưa đây cho tôi cái bút nữa. Còn chần chừ cái gì thế? Nhanh cái tay lên.
“Con dấu này được dân làng dùng làm bùa. Ông có thấy nó quá chi tiết để gọi là một hình vẽ không? Chẳng phải nó giống với một mẫu tự hơn sao?”
“Ồ! Đúng thật, ta cũng nhìn nó ra một mẫu tự.”
“Nhưng nó lại không tồn tại trong bảng chữ cái của ta nên con mới nghĩ biết đâu nó lại thuộc vào ngôn ngữ cổ và thêm nữa nếu nó thật sự là ngôn ngữ cổ thì con cũng tự hỏi nó có nghĩa gì còn lại vì con cũng không thể tìm ra đáp án nên con nghĩ nó kèm ý nghĩa nào đó!”
Phù!
Tôi tưởng là mình đã chết sau khi nói xong đống đó trong một hơi chứ. Lão Folke có vẻ đã bình tĩnh lại sau bài phát biểu nồng nhiệt của tôi; lão đang trầm tư suy nghĩ mà không nói câu nào. Tôi cố điều tiết hơi thở để đi vào phần quan trọng nhất.
“Sẽ thế nào nếu các mẫu tự trong ngôn ngữ cổ mà chúng ta không đọc được thật ra là hình chứ không hẳn là chữ?’
“Khoan chút, ý nhóc là sao cơ? Chúng không phải chữ là sao?”
Tôi thấy trên khuôn mặt đã hết xanh xao và đẹp trai trở lại của Folke đang dần hiểu được những gì tôi vừa nói.
“Đó không phải chữ, mà là hình… thế là sao cơ? Hình nó đâu giống thế này, hơn nữa nó cũng đâu nằm giữa các chữ cái đâu—chẳng phải vậy sao?”
“Thật thế, Cha nói đúng. Con chỉ dùng hình ảnh để làm ví dụ thôi. Nó đúng hơn phải là dùng chữ để biểu diễn hình.”
“Hmm… dùng chữ để biểu diễn hình—nghĩa là sao… xin lỗi nhưng ta không tưởng tượng được.”
Về mặt lý thuyết thì chuyện này khá dễ hiểu, Nhưng khái niệm chữ tượng hình chưa được biết tới nên tiếp tục phân tích sẽ chỉ dẫn tới khuôn mặt rối bời mà lão Folke bây giờ đây thể hiện.
“Sẽ dễ hiểu hơn nếu ông đừng suy nghĩ thái quá. Xem nào… hay ta thử nói chuyện bằng loại chữ này thử xem nhỉ?
Sau khi ra hiệu bắt đầu, tôi chỉ tay về phía lão Folke.
“Ta? Tôi?”
Tôi tiếp tục ra hiệu cho lão đoán nghĩa.
“Có”
“Là”
Tiếp tới, tôi chỉ tay về phía mình.
“Ash?”
“Và”
“Và Ash…?”
Lão đặt hai chữ đó cùng nhau.
Không biết bằng cách nào mà cuộc hội thoại đang trở nên đần độn, nhưng tôi vẫn muốn thử làm tiếp. Tôi liên tục mấp máy môi và làm bộ như đang nói.
“Mở miệng…? không phải, ‘Nói’? Đó là ‘Nói’ đúng chứ?”
“Đúng rồi!”
Tôi gật đầu đồng tình và đọc to đoạn thoại.
“Con đang ra hiệu rằng ‘Cha Folke và tôi đang nói chuyện.’ Nếu con dùng chữ để biểu diễn thì nó sẽ như thế này.”
Tôi viết nó vào một mẩu giấy mà tôi vừa mượn bằng cách giật của lão. Tôi biến chữ ‘Cha Folke’, ‘Tôi/Ash’ và chữ ‘nói’ thành dạng chữ hình nhân và nối chúng lại bằng nét của chữ cái thông thường.
“Cha đã hiểu chưa?”
“À rồi. Ta nghĩ nhóc nên dùng từ ‘đọc’ thì đúng hơn. Hình như ta từng nghe về một câu đố kiểu này rồi.”
Ngay sau khi hiểu rõ những thứ kỳ quặc này, lão Folke lại kinh ngạc nhìn chằm chằm vào mẩu giấy.
“Ta nghĩ ta đã hiểu rồi. Cái thứ mà nhóc gọi là dùng chữ để biểu diễn hình đó vốn là một phần của bức họa một con người.”
“Ông hiểu rồi đấy. Chữ trông như bức họa vốn nghĩa là “Cha Folke”. Trong đó ẩn chứa một lượng thông tin mà ta không thể biểu đạt bằng một chữ duy nhất trong loại ngôn ngữ mà ta sử dụng.”
“Chuyện đó… Ta nên nói sao đây nhỉ? Khá là thú vị. Mà nhóc nói rằng thứ như thế đã được sử dụng ở thời kì đầu nền văn minh cổ đại ư?”
Ngay khi tôi gật đầu, lão Folke bắt đầu suy xét tính khả thi của giả thuyết này. Nhìn lão gật đầu chấp thuận là tôi biết ông ta cũng đồng tình với phần lớn quan điểm đó.
“Thú vị đấy. Đúng là một phát kiến rất ấn tượng. Nhóc còn nhớ tới kết luận mà có quá nhiều mẫu tự lần trước chúng ta đã nói không?”
“Nhớ chứ, về việc số lượng chữ quá bất thường nếu nó đơn giản chỉ là chữ tượng thanh. Đó là lý do tại sao mà tất cả chúng ta đã cho rằng nhân loại thời đó đã phát âm theo cách kì dị tới mức chúng ta không thể bắt chước theo.”
“Và bây giờ sự bất thường đó có thể được giải thích bởi ý tưởng dùng chữ để diễn tả hình này… Ta nên gọi nó thế nào nhỉ? Thôi cứ thống nhất gọi là chữ tượng hình nhé? Thế rồi nếu ta dùng chữ tượng hình để lấp cho lượng chữ không biết đó, câu từ có thể sẽ được liên kết lại với nhau.”
“Đó là những gì mà con nghĩ.”
Tôi tự hỏi không biết đây có phải đáp án đúng hay không. Cá nhân tôi thấy vô cùng phấn khích khi biết chúng tôi đang đi đúng lộ trình.
Trông Folke vẫn rất nghiêm túc.
“Ta không thể tin nổi.”
“Về phần nào?”
“Không tin được tại sao ta đã không nhận ra sớm hơn.”
“Ông chưa từng để ý ư?”
Lão liên tục gật đầu lên xuống.
“Chỉ là linh cảm thôi…”
Lão lẩm bẩm, nhưng chính lão đã không thể kiềm chế nổi nữa.
“Chỉ là linh cảm thôi nhưng, biết đâu chúng ta có thể tạo nên một bước đột phá!”
Lão nói với niềm vui và nụ cười hân hoan trên khuôn mặt.
“Chuyện này thật tuyệt vời! Có nhiều việc ta cần phải làm lắm đây. Chứng minh nó bằng cách nào đây nhỉ? Ta không chờ nổi tới ngày chứng minh thứ này mất!”
“Cha Folke ơi bình tĩnh lại hộ con!”
Đừng lắc cái cơ thể mong manh của một đứa trẻ này nữa!
“Haha! Đây chính là phát kiến vĩ đại nhất! Nhóc đúng là tuyệt nhất Ash ạ!”
Điều mà tôi hoài nghi nhất không phải manh mối mới tìm thấy mà là cách lão nô đùa với trẻ con thế này.
Nhưng đồng thời, con thấy vui lây khi cha cười tươi như thế. Hãy cùng cố hết sức để giải mã thứ ngôn ngữ này nào. Sau cùng thì sách chỉ hiện lên sống động sau khi chúng ta đã đọc nó.