Chương 26: Công viên Đài phun nước (4)
Độ dài 1,399 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-11-01 14:30:36
Cái thân bị cái miệng hại đến lần thứ ba, nên thành thử trông Rie giờ cũng khép nép hẳn.
Nếu nhìn kỹ Yuuko, có thể thấy cô bạn đang siết chặt nắm đấm, ngón giữa hơi rướn lên so với phần còn lại.
Nắm đấm ấy thậm chí còn có một biệt danh, đó là “Long Giác Quyền.”
Không ngờ lại có dịp chiêm ngưỡng một tuyệt kỹ thái cực quyền tại đây.
Rie ôm đầu rên rỉ, xem chừng đến giờ vẫn chưa bình phục được xong.
“Thôi đi, Rie. Thật đấy, đủ lắm rồi.”
Liếc nhanh Rie một cái, Yuuko quay sang tôi.
“À thì, Taketo-kun… Thông cảm cho mình nhé.”
“K-không sao… Mình hiểu mà.”
Tuy có áy náy khi thấy mọi người lo lắng, nhưng thật lòng thì tôi cũng đâu bận tâm gì… ngược lại tôi còn đang háo hức là đằng khác. Tôi sắp 16 tuổi, tức là sắp có dịp công ích lần đầu tiên.
Mới cách đây mấy hôm, nữ thần cùng với tôi còn đôi lần nhắc đến chủ đề này.
Theo học trường nam nữ thì xác định sớm muộn cũng phải công ích thôi, nên bây giờ nhắc đến là chuyện hiển nhiên rồi.
Từ trước khi chuyển sinh, chủ nhân cơ thể này đã bắt đầu tìm hiểu.
Kiến thức tôi hiện có… tuy không hoàn toàn đúng, nhưng cũng không hẳn sai.
Ngay khi mười sáu tuổi, công ích sẽ trở thành nghĩa vụ mà nam giới bắt buộc phải thực thi.
Yêu cầu tối thiểu là mười lần trong một năm, với mỗi lần công ích dài ba tiếng đồng hồ. Ngoại lệ duy nhất là thanh thiếu niên nam giới theo học trường nam sinh.
Ở các trường nam nữ, nam sinh tuổi mười sáu tuy không được miễn trừ khỏi nghĩa vụ nêu trên, thế nhưng trên thực tế, không có điều luật nào quy định chính xác vậy.
Bất kể có bỏ ngang chương trình học cấp ba, công ích vẫn cứ là nghĩa vụ phải gánh lấy, không cần biết nam sinh trước đây học trường nào. Nói cách khác, xã hội luôn đòi hỏi nam giới góp sức mình.
Một khi có việc làm, tuy nghĩa vụ công ích có thể được miễn giảm, thế nhưng không phải ai cũng hưởng đặc quyền ấy.
Để đặc quyền có thể đến với tay nhân viên, thì doanh nghiệp trước tiên phải có sự cho phép từ nhà nước.
Những người làm tự do thì tất nhiên sẽ không được phép hưởng đặc quyền.
Xã hội quan niệm rằng, nam giới làm những nghề không có nhiều thời cơ tiếp cận người khác giới, như tác giả văn học hay họa sĩ truyện tranh, không phân biệt độ tuổi, cần phải coi công ích là trách nhiệm không thể chối bỏ của bản thân.
Ngoài ra, có những đoạn video tường thuật lại quá trình công ích ngoài đời thực.
Thế giới này tồn tại những trang mạng xã hội nhằm đăng tải video, nơi mà những doanh nghiệp cùng bộ phận truyền thông đăng tải những video về hoạt động của mình.
Phải trả bao nhiêu tiền thì mới được cấp phép đăng tải video nhỉ? Tự nhiên tò mò ghê.
Tạm gác lại chuyện đó, sau khi đã tìm hiểu những video liên quan, tôi nhận thấy nội dung có vài điểm tương đồng.
Đầu tiên, sẽ có một cuộc gặp sau khi quyết định xong địa điểm chọn công ích.
Đối tượng gặp chủ yếu sẽ là ban lãnh đạo doanh nghiệp và công ty, sau đó là phát biểu nhằm động viên tinh thần, rồi giao lưu cùng với toàn thể các nhân viên.
Đối với các công ty, công ích được cho là đem đến nhiều ích lợi.
Nhìn lãnh đạo nhân viên ai nấy đều mừng rỡ, thì chắc ai cũng biết lợi ích đến đâu rồi. Những buổi công ích này, đối với họ có lẽ là một trong những dịp trọng đại nhất trong năm.
Từ những đoạn video, tôi còn tìm hiểu được thêm một số điều nữa.
Thế giới này hóa ra… khao khát nam giới hơn những gì tôi tưởng tượng.
Được gặp gỡ nam giới… thậm chí còn hơn cả gặp gỡ một thần tượng mà mua đĩa CD sẽ được vé bắt tay.
Nói cho chính xác thì, tầm cỡ của nam giới phải ngang với tài tử Hollywood nữa cơ.
“Hình như dạo gần đây, mình có quan tâm hơn đến công ích thì phải.”
“Hả?”
“Phải tự mình tìm hiểu hay xem các video, mình mới nhìn thấy được những thứ mà trước đây mình chưa bao giờ thấy.”
“L-là sao…?”
“Ví dụ như thế này. Trên phương diện chính sách do nhà nước lập ra, công ích không thể nào làm hài lòng tất cả, và từ đó có thể dấy lên sự phản đối… Nói mới nhớ, có cả những nữ giới không đồng tình với lại công ích có đúng không?”
Makoto gật đầu.
Có một số đoàn thể nữ giới khẳng định rằng, hoạt động công ích là thật sự không cần thiết.
“Nam giới là đối tượng cần quy hoạch bảo tồn, chứ không phải dành cho những ai có nhu cầu,” nhìn chung thì tư tưởng của họ là như thế. Nam giới đối với họ là một loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhưng thực tế mà nói, chỉ có một số ít mới mang tư tưởng trên.
Khác biệt giữa hai phe theo tôi là thế này: Phe ủng hộ thì muốn đông đảo nữ giới được tiếp cận với nam giới, trong khi phe phản đối lại muốn cho nam giới một cuộc sống bình yên, thông qua việc quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt.
Về phần mình thì tôi xin nghiêng về vế trước.
“Mình chỉ mong nữ giới được thấy hạnh phúc vì trò chuyện với mình thôi. Nữ giới mà hạnh phúc thì mình cũng vui lây. Công ích có khi lại chính là ý hay đấy. Mình không nghĩ có gì đáng bi quan ở đây.”
Đối với lại nam giới ở tại thế giới này, chủ động trước nữ giới xem chừng là trở ngại không thể nào vượt qua. Thế nhưng tôi thì khác.
Có lẽ do ảnh hưởng từ quá khứ đau thương, được nữ giới tiếp cận với tôi là diễm phúc. Không những thế, tình cảnh của nữ giới còn là thứ mà tôi có thể đặt mình vào, bởi đó chính là thứ mà tôi từng trải qua.
“Mình nghĩ đây là điều… rất đáng hoan nghênh đấy. Mẹ mình trước cũng từng có nhận xét tương đồng, rằng nếu có những ai tham gia công ích vì nguyện vọng của bản thân, chứ không vì coi như nghĩa vụ phải hoàn thành, nam giới và nữ giới đều sẽ hạnh phúc hơn.”
“Mình cũng đồng quan điểm với mẹ của Yuuko. Mình muốn dùng công ích như biện pháp mang lại hạnh phúc cho nữ giới, qua đó giúp chính mình cũng được hạnh phúc theo. Nhưng chắc phải chờ khi mình tròn mười sáu đã.”
“20 tháng 5 nhỉ? Hay là dịp hôm đó… cho phép mình mở tiệc chúc mừng có được không?”
Giọng nói Makoto run lên vì lo sợ.
Ở tại thế giới này, nhiều người rất coi trọng sinh nhật tuổi mười sáu, vì đó là thời khắc bước sang tuổi trưởng thành, được trao cho những quyền cũng như nghĩa vụ mới.
“Dĩ nhiên. Rie với Yuuko nữa… Lần sau mình lại cùng đi chơi thế này đi.”
“Ừm!”
Rie gật đầu đầu tiên. Có vẻ như chấn thương đến giờ đã phục hồi.
“Vậy Taketo-kun cứ hi vọng vào nhé. Để mình cho cậu xem mình làm được những gì.”
Yuuko cũng đột nhiên trông vô cùng hưởng ứng. Không biết là cô bạn sắp sửa làm gì đây.
“... Giờ cũng sắp trễ rồi. Hay mình ăn trưa đi.”
“Được đấy. Thật thì mình cũng mong đến bữa trưa lắm rồi.”
Trên vai ba cô bạn là những chiếc túi xách kích cỡ hơn mọi khi. Nhất định phía bên trong là cơm hộp đang chờ.
Đáng để kì vọng đây.
“Vậy tụi mình cùng nhau ăn trưa mọi người nhé.”
“Để mình dọn bàn cho.”
Mặt bàn được mọi người lấy khăn ướt lau qua, rồi được phủ lên trên một tấm thảm dã ngoại.
Như có sự bàn bạc phân công từ trước đó, ba người chia nhau ra mà lo việc chuẩn bị.
Tôi đứng ngoài nhìn vào, sợ có giúp thì cũng chỉ vướng tay vướng chân.