Chương 12: Tai nạn
Độ dài 1,702 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-10-02 16:48:47
Khu vực quanh cầu thang bỗng chốc đầy ứ người.
Tôi vừa mới tình cờ va phải một nữ sinh, xong mất đà va phải thêm một nữ sinh nữa, thậm chí còn xoa ngực cô bạn vừa mới nêu.
“Mình xin lỗi…”
Trong mắt tôi giờ đây, là hình ảnh cô bạn run rẩy xin tha thứ, cùng đám đông xung quanh đang đứng nhìn chằm chằm.
Tôi chợt liên tưởng đến một nhân viên trung niên, bị tất cả mọi người lăng mạ và chửi rủa, sau khi có hành vi xâm hại một bé gái.
Không phải tôi, mà chính cô bạn ấy… mới đang phải trải qua một hoàn cảnh tương đồng.
“Khoan, khoan đã. Chính tớ mới lỡ tay chạm vào cậu trước mà. Tớ phải là người va vào cậu mới đúng chứ. Tớ mới là…”
Tôi vội vàng đính chính như sắp hoảng đến nơi. Đám đông đang bâu lấy… lập tức nhìn phía tôi mà tỏ ý thương hại.
“Từ khi được nhận vào, bọn mình đã phải viết một tuyên thệ chép tay, là không làm gì khiến nam sinh không hài lòng. Rõ ràng con bé kia vi phạm chứ gì nữa?”
“M-mình xin lỗi…”
Những lời tạ tội dần yếu ớt đến thảm thương, nhưng tiếng nức nở vẫn chạm đến tai tôi được.
Chuyện tưởng vặt vãnh mà nghiêm trọng đến vậy ư?
“Người sống trong đặc khu thì bị đuổi khỏi trường, còn nếu sống bên ngoài, thì ngoài đuổi học ra… còn bị tước giấy phép thông hành đúng không nhỉ?”
“Chỉ đúng người vi phạm mới phải chịu phạt thôi, nhưng nếu là cố ý, thì gia đình có khi liên lụy nữa không chừng…”
Đúng là nguy to rồi.
Cô bạn nãy vô tình đụng trúng khuỷu tay tôi, giờ đang làm bản mặt cắt không còn giọt máu, còn cô bạn tôi vừa bất cẩn xoa ngực kia… đã bắt đầu bật khóc như mưa từ lúc nào.
Đang nhìn phía cô bạn va vào mình trước tiên…
“... Đ-đừng nói… là ngất rồi?!”
Tôi chỉ nghĩ cô bạn im lặng đến kì quái, nhưng cô bạn đột nhiên ngã quỵ ngay xuống sàn.
“Con bé này chắc sống ngoài đặc khu đúng không? Ân hận quá nên hóa hồn xiêu phách lạc rồi.”
Mức độ ân hận ấy… có thể đến từ một cú va chạm nhỏ ư?
“Mấy em kia! Sao lại tụ tập làm chắn đường chắn lối thế? Có chuyện gì đấy hả?”
Bỗng một nữ giáo viên băng ngang qua dòng người mà tiến tới. Tôi ngẩng mặt nên trời, tự hỏi nên giải quyết vụ việc ra làm sao.
Nếu cứ như thế này, hai người họ khả năng sẽ bị đuổi học mất.
Nam sinh được đặc phái đến trường cho nam nữ, không cần phải trải qua phỏng vấn hay thi tuyển. Điều đó là dĩ nhiên, bởi chúng tôi gần như chẳng khác gì vật tế.
Đến ngay cả đồng phục cùng với sách giáo khoa, nhà trường cũng gửi đến chúng tôi qua bưu điện.
Trước buổi lễ khai giảng, tôi chỉ phải đến trường duy nhất có một lần, vì một vài giấy tờ thủ tục cần phải lo.
Tôi thậm chí còn không xuất hiện vào lần đó, bởi chị gái thay tôi đảm đương mọi thứ rồi.
Hôm nay là lần đầu tôi có mặt tại đây.
Bởi vậy nên kiến thức của tôi về nhà trường, trong đó có nội quy giữa nam và nữ giới… hoàn toàn chỉ là một con số không.
Tôi chưa từng nghĩ rằng, nữ sinh buộc phải viết tuyên thệ khi vào đây.
Mà rốt cuộc tuyên thệ là cái gì ấy nhỉ? Có phải kiểu lời thể dùng để dâng thần thánh, giống trong thời Mạc phủ Ashikaga không?
Hình như nó cũng bị trải qua giản lược hóa, chỉ còn tính hình thức vào thời Chiến Quốc nhỉ.
Nữ giáo viên đang cố ổn định lại tình hình.
Có lẽ sau quá trình dò hỏi các nhân chứng, sẽ có một hình thức kỉ luật được đưa ra.
Tôi thầm nghĩ như thế, vậy nên chẳng đợi ai, tôi quyết định giải thích sự tình cho tất cả. Thế nhưng, lời phản hồi duy nhất tôi nhận là như sau.
“Đây không còn là trường cấp hai nữa đâu em. Luật lệ ngoài đời cũng như thế này thôi mà.”
Trong trường hợp vụ việc diễn ra tại đặc khu, án tù sẽ dành cho đối tượng người trưởng thành, còn hình phạt đuổi học sẽ dành cho học sinh.
Nghe khoan dung thật đấy, tôi đáp lại như vậy.
Không nghi ngờ gì nữa, có thể nói đặc khu… được tạo ra để nhằm phục vụ cho nam giới, giúp nam giới có được một cuộc sống bình yên, đồng thời lý tưởng ấy giờ đang thành hiện thực.
Nữ giới phải cẩn thận trong hành động lời nói… nguyên do cũng bởi vì mục đích vừa nói trên.
Không được phép đụng chạm thừa thãi với nam giới.
Một quy định kiềm hãm nữ giới về hành vi, qua đó đem đến sự ổn định cho xã hội.
Nhưng mới ngày khai giảng, mà đã phải xử lí nghiêm khắc hòng nêu gương… cá nhân tôi cho rằng điều đó không cần thiết.
Với trong vụ lần này, cả hai cô bạn kia đều không hề phạm lỗi.
Dù tôi đã nói đi nói lại không ít lần, cái lắc đầu từ phía giáo viên vẫn y nguyên.
“Biết là em nói thế, nhưng nếu vì ‘vô tình’ mà xét xử nhẹ tay, thì ác mộng mang tên ‘Lời nói dối ngọt ngào’... lại có thể xảy ra thêm một lần nữa mất.”
“Lời nói dối ngọt ngào” là cái tên chỉ riêng Nhật Bản mới dùng tới. Ở nước ngoài thì nó được gọi bằng cái tên “Lời mời tới cực lạc.”
Cách gọi ấy dựa trên “Những đặc quyền ưu tiên dành riêng cho nam giới,” hiện đang được thực thi tại xứ sở Hoa Kỳ.
Vào một ngày đẹp trời, nước Mĩ bỗng đột ngột mở rộng đặc quyền trên, áp dụng cho tất cả nam giới người ngoại quốc.
Dù không phải công dân bản xứ đi chăng nữa, miễn là sinh sống trong đặc khu tại Hoa Kỳ, mọi nam giới đều sẽ hưởng đặc quyền tương đương.
Ngoài ra, những đối tượng nhóm này còn được hưởng trợ cấp tài chính nữa.
Bình thường chẳng nơi đâu hào phóng như thế cả, nên nam giới xuất thân từ mọi miền thế giới, ai nấy đều thi nhau nhập cứ vào Hoa Kỳ.
Mà cũng hiển nhiên thôi.
Tùy thuộc mỗi quốc gia, mà chính sách với lại nam giới cũng sẽ khác.
Ở các nước độc tài hoặc quân chủ chuyên chế, nam giới thường sống trong điều kiện khá tồi tàn.
Lấy cư dân nhập cư làm con mồi béo bở, chính phủ Mĩ rót những lời đường mật vào tai, dụ dỗ họ từ bỏ mẫu quốc mình ra đời.
Không ít nam giới Nhật đặt chân tới nơi đây… đã quyết định từ bỏ quốc tịch mình từng có, để trở thành công dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Chính phủ Nhật tất nhiên nổi giận và phản đối, thế nhưng quyền lựa chọn vẫn là ở công dân.
Nhà nước không được phép chi phối quyền cá nhân, nếu không muốn bị coi là một kẻ độc tài.
Những chỉ trích phản đối đến từ phía Nhật Bản, Hợp chủng quốc thậm chí còn không hề quan tâm.
Nước Nhật bèn vội vã thành lập bốn “đặc khu,” hay tên đầy đủ là “Khu định cư đặc biệt cho nam giới,” hòng thu hút nam giới ở lại với quốc gia.
Cho đến tận ngày nay, nữ giới tại Nhật Bản vẫn không ngừng ghét bỏ chính sách từ nước Mĩ, đặt cho nó cái tên “Lời nói dối ngọt ngào.”
“Nhưng hơn nửa thập kỉ trôi qua rồi mà cô. Em được dạy ở trường cấp hai là như vậy.”
Ở tại thời điểm ấy, một trong những nguyên nhân khiến nam giới Nhật Bản tháo chạy sang Hoa Kỳ… là vấn nạn quấy rối bằng số đông.
Bằng số lượng áp đảo, nữ giới cứ ngang nhiên mà quấy rối nam giới…và đó từng là chuyện thường thấy ở mọi nơi.
Từng hành vi nhỏ lẻ nói chung rất vặt vãnh, tức không thực sự làm dấy lên sự âu lo.
Chẳng hạn như một vài cái chạm khẽ vào tay, hoặc một cái đụng nhẹ lúc băng qua nam giới.
Trong hoàn cảnh bình thường, chẳng ai lại đi coi đó là quấy rối hết.
Nhưng trong thế giới mà nam giới như của hiếm, liệu mọi chuyện có còn đơn giản như vậy không?
Có thể với nữ giới, đó chỉ là hành vi đụng chạm nhằm giải sầu, thế nhưng với nam giới, đó là vạn lần bị xâm phạm quyền riêng tư.
Nữ giới thời đại ấy còn chẳng mường tượng ra, rằng mình vừa phạm lỗi nghiêm trọng tới mức nào.
Chạm vai với tay chút thì vấn đề gì đâu, nhiều người trong số họ thậm chí đinh ninh thế.
Ngày đêm phải chịu đựng nạn quấy rối công khai, ấy vậy nhưng chẳng thể đem ra mà kiện cáo, càng lúc nam giới Nhật càng bị giày vò thêm, và mị lực từ Mỹ như cú đẩy cuối cùng, chắp cánh cho biết bao cá nhân tìm đường thoát.
Chỉ khi bị nam giới bỏ lại phía sau lưng, nữ giới mới chợt hiểu, rằng hóa ra bản thân bị ghét bỏ đến thế.
Nỗi hối hận khi ấy sâu như lòng đại dương, thế nhưng đã quá trễ để làm gì thêm rồi.
Những người đã rời đi… tuyệt đối không bao giờ trở về nữa.
Dĩ nhiên là lúc này, ngay đến cả Nhật Bản cũng nghiêm cấm đụng chạm thừa thãi với nam giới.
Cho rằng thế chưa đủ, chính phủ còn thông báo rằng đụng chạm thân thể, dù chỉ là nhỏ nhất, cũng có thể cấu thành bằng chứng cho tội danh, nếu xuất hiện trong những đặc khu sắp khánh thành.
Đặc khu đã tồn tại được hơn năm mươi năm, và có một khuynh hướng đến nay đã thành hình, rằng khi người khác giới vô tình đụng vào nhau, nữ giới sẽ luôn luôn là phía phải chịu tội.
Chuyến này… căng rồi đây.