• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Chương 11: Sống tiếp, cho dù cơ thể không lành lặn.

Độ dài 3,575 từ - Lần cập nhật cuối: 2024-12-21 13:15:31

31 tháng 3, Thứ hai.

Hôm nay, tôi đi đến thư viện cùng với Hasegawa. Bài tập kỳ nghỉ xuân của tôi là nhận xét về một tác phẩm trong sách nên bản thân cần phải đi đọc vài cuốn để lấy tư liệu. Dù cho ở đây rất đông người nhưng bầu không khí lại cực kỳ tĩnh mịch. Tôi may thay lại khá thích như vậy.

“Này, Hasegawa, em định mượn cuốn nào thế?”

Tôi khi đang ngắm nghía mấy kệ sách thì cũng tiện miệng hỏi Hasegawa đang đứng ở bên cạnh. Em ấy đáp lại với một giọng nhỏ nhẹ

“Yuzu, Yuzu vẫn chưa biết nên lấy cuốn nào… Còn anh thì sao, Senpai?”

“À thì, thực ra anh cũng chưa biết nốt. Cuốn nào mới được đây ta…”

Gian kệ chúng tôi đang đứng thuộc về khu giả tưởng, nơi có rất nhiều những bộ văn học nổi tiếng được xếp ngay hàng thẳng lối.

Vì dự như tác phẩm “từ dạo ấy” của Natsume Soseki, “Địa ngục trước mắt” của Akutagawa Ryunosuke, “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu, “Dogra Magra” của Yumeno Kyusaku, “Đêm trên đường sắt thiên hà” của Miyazawa Kenji, và rất nhiều những tác phẩm khác nữa…

Tuy nhiên, tôi không có hứng đọc chúng cho lắm. Với hai kẻ hiếm khi đọc sách như chúng tôi thì mấy quyển sách văn học có hơi khó nhằn. Nhưng đã đến đây rồi mà không mượn cái gì thì có hơi tốn công vô ích. Hai đứa cứ lấy quyển này ra, ngắm nghĩa chán chê rồi lại cất nó lên kệ, cứ như thế mãi.

Khi muốn ngó qua xem nội dung một cuốn sách như nào thì tôi sẽ phải nhờ Hasegawa mở sách giúp. Tôi với một tay chỉ có thể lấy sách chứ không thể mở nó ra để đọc được.

(...Bài tập về nhà cơ à)

Nói thật thì tôi chẳng có hứng thú làm bài tập về nhà tí nào đâu. Không phải là vì nó phiền hà hay gì, mà là ngay cả cuộc sống của mình cũng không thể giải quyết nổi thì tại sao tôi lại phải làm bài tập về nhà cơ chứ…? Cảm giác trông rống kiểu vậy đấy.

Chúng là những bước chuẩn bị đầu tiên để một người có thể lên được năm ba cuối cấp học, hoặc nói cách khác, đây là đang chăm chỉ học tập cho tương lai của chính bản thân.

Nhưng với một kẻ với tương lai mịt mù như tôi thì làm vậy còn có ý nghĩa gì không?

Tôi hiện giờ còn chẳng thể tự mình mở sách ra đọc nữa là. Phải đối mặt với vô vàn các công việc mà bản thân không thể làm được khiến tôi phát nản. 

Mình sống vì cái gì chứ? Mình thà chết đi còn hơn là một cục tạ làm gánh nặng cho mọi người không phải tốt hơn à…?

Những suy nghĩ ấy cứ quanh quẩn trong đầu tôi mấy ngày nay như một lời nguyền đã khiến tôi suy sụp ra rõ.

“Ha…”

Bởi vì sự trống vắng vô định ấy đang dần chiếm trọn lấy lồng ngực nên tôi buông một hơi thở dài để có thể giải thoát.

“Senpai, anh mệt rồi ư? Chúng ta nghỉ chút đi ha?”

“À không… Mà, ừ, có lẽ chúng ta nên nghỉ một chút?”

“Vâng ạ.”

Cho dù bản thân không hề cảm thấy mệt nhưng chính cái cảm giác trống rỗng ấy đã nuốt trọn toàn bộ ý định tìm sách của tôi rồi, cho nên tôi nghĩ rằng nghỉ một chút thì hơn.

Hai đứa ngồi xuống cạnh một chiếc bàn gần đó, tôi thả người vào chiếc ghế.

“Không hiểu sao, chả có thứ gì lọt vào mắt của anh cả…”

“Vâng, em cũng vậy…”

“Chúng ta có lẽ nên thử tìm kiếm vài cuốn sách dễ đọc trên điện thoại thì hơn.”

“Nghe ổn đấy.”

Và thế là chúng tôi ngồi yên ở bàn để nghỉ một lúc.

“...Xin lỗi, Hasegawa.”

“Hả?”

“Thì, vì bài tập về nhà của anh mà em phải theo anh đến tận đây mà.”

“Đâu, em thấy vẫn ổn mà. Thực ra đến đây rồi mới biết… dùng một tay đọc sách quả thực rất khó. Hơn nữa, em cũng nghĩ rằng anh sẽ làm sao nếu Yuzu không ở cạnh vào những lúc như này…”

“.........”

Từ bàn hai đứa đang ngồi, chúng tôi có thể nhìn thấy góc trưng bày “Các sự kiện và nhân vật lịch sử đáng chú ý”.

Đối với những người thuộc nền văn minh cổ đại thì sẽ có Aristotle, Galileo (Ga-li-lê), Shakespeare cùng những người khác. Còn cận đại sẽ có Einstein, Nightingale và Hellen Keller. Nhiều quyển sách về họ đều được trưng bày cả.

“Này, Hasegawa.”

“Dạ?”

“Anh…”

“.........”

“Anh…”

…Tôi có thử hỏi xem bản thân có xứng đáng để sống hay không, nhưng kết quả là tôi chẳng thể cất lời được. Nói vậy với em ấy chỉ khiến em ấy cảm thấy đau lòng hơn mà thôi. Nhưng giờ đây trái tim tôi đã bị ăn mòn đến nỗi những lời đấy suýt nữa đã bật ra khỏi miệng của mình. Cảm giác cứ như tôi đang bị bắt phải đi trong một đường hầm mà chẳng nhìn thấy một tia sáng của lối ra nào… Nỗi tuyệt vọng cứ thế gặm nhấm trái tim tôi.

Liệu mình có thể tiếp tục làm một gánh nặng cho mọi người được không?

Liệu mình có thể tiếp tục sống với một tương lai đen tối đang đợi mình ở phía trước?

…Liệu một kẻ cụt tay như mình có xứng đáng được sống tiếp hay không?

“.........”

Khi đang không kìm nổi những giọt nước mắt đang có nguy cơ ứa ra khỏi khóe mắt, tôi lơ đễnh nhìn vào kệ sách “Các nhân vật lịch sử đáng chú ý”

“Hửm?”

Trong số các cái tên quen thuộc, tôi đột nhiên thấy cái tên Nakamura Hisako. Tôi chú ý đến nó một phần là vì nó là cái tên người Nhật nổi bật, phần vì tôi cũng có họ là Nakamura. 

Tôi đứng lên, và không hiểu sao lại vô thức với lấy cuốn sách kể về Nakamura Hisako.

Lúc này đây, tôi cảm thấy một cú sốc tưởng chừng như bản thân bị sét đánh. Tiêu đề cuốn sách ấy là

“Helen Keller của Nhật Bản - Nakamura Hisako.”

Cùng câu đề

“Sử ký về một huyền thoại không tay không chân.”

“.......”

Không tay không  chân… Những con chữ ấy đánh thẳng vào nỗi lòng của tôi.

“Sao thế, Senpai?”

Khi kịp nhận ra thì Hasegawa đã ở bên tôi từ khi nào.

“À, không… Chỉ là có một cuốn sách anh thấy thú vị mà thôi.”

Khi tôi cho Hasegawa xem bìa cuốn sách thì em ấy tròn mắt lẩm bẩm “Đây là…”

“...Anh nghĩ… mình sẽ mượn cuốn này.”

“.........”

“Anh muốn về nhà nghiền ngẫm nó”

“...Dạ. Yuzu cũng thấy hứng thú nữa.”

Và thế là chúng tôi rời khỏi thư viện với cuốn sách ấy ôm trong tay.

Khi về đến nhà, hai đứa lên phòng, ngồi xuống sàn và đặt quyển sách mượn được từ thư viện lên bàn. 

Hasegawa cầm lấy từng trang sách và lật giùm tôi. Hai đứa đã quyết định là sẽ cùng nhau đọc.

Nakamura Hisako đã sống trong thời kỳ hỗn loạn vào năm 1897 đến 1968.

Vì bạo bệnh, bà ấy đã phải mất cả tay lẫn chân từ khi mới ba tuổi. Mọi thứ trên đời bà đều phải dùng miệng của mình để làm. Từ cầm cọ để viết cho đến cầm kim để may. Khi lên 7, bà tiếp tục mất đi người cha của mình vì bệnh, sau đó mẹ bà ấy tái hôn. Tuy nhiên, thật không may, người cha dượng này đã xâm hại Hisako (Xâm hại về mặt tinh thần và thể xác maybe?).

Bà ấy bị bảo rằng “đừng cho cái con người không ra người này đi ra ngoài nữa.” và buộc phải ở nhà 24/7.

“.......”

Dù đây mới chỉ là phần mở đầu thôi nhưng đã đủ để tôi thấy choáng ngợp rồi. Câu chuyện này quá đau buồn. Trên đời vẫn có số phận bi thảm kiểu này luôn hả?

Tôi siết chặt bàn tay tiết đầy mồ hôi của mình.

Cuộc đời của Nakamura Hisako quá đỗi khó khăn đến nỗi hoàn cảnh của tôi sẽ hoàn toàn bị lu mờ khi đem ra so sánh.

“...........”

Tôi lòng thôi thúc muốn đọc trang tiếp theo, nhưng Hasegawa hình như vẫn chưa đọc hết nên vẫn cứ giữ yên tay của mình.

*Roạt

Khi trang tiếp theo được mở ra, tôi cảm ơn em ấy. Còn nhỏ thì đáp lại “A, em xin lỗi ạ.”

“Yuzu đọc chậm quá phải không ạ?”

“Không, không. Hai chúng ta cùng nhau từ từ đọc cũng được.”

“...Dạ.”

Và thế là chúng tôi quay mặt lại về phía cuốn sách, cẩn thận đọc từng chữ.

Vào tuổi hai mươi, Hisako được biết đến với cái danh “cô gái Daruma (con rối ko tay ko chân)” và được lên sân khấu biểu diễn tài năng của mình trước toàn thể các khán giả. Tiết mục của bà ấy là dùng miệng cầm cọ để viết nên các ký tự. Trong một hoàn cảnh khổ cùng cực như vậy mà bà ấy vẫn giữ được lòng kiên định của mình. Và ngay trong chính tiết mục biểu diễn ấy, Hisako đã gặp được một người đàn ông, người sẽ trở thành chồng của bà. Thậm chí bọn họ còn có con với nhau nữa cơ.

Khi nhìn thấy người con của mình có cả hai tay hai chân thì bà đã bật khóc nức nở. Nhưng ngay lúc vừa chạm tới cuộc sống hạnh phúc thì… chồng bà đột ngột qua đời.

Hisako với thân thể cụt chi, trở thành một góa phụ với nghĩa vụ phải nuôi dưỡng đứa con thơ. 

Một số phận chỉ dùng từ bi thảm thôi là chưa đủ. Cứ như ông trời đã giáng hết tất cả tội lỗi vào số phận đen đủi này vậy.

Mất đi người chồng yêu quý, mất cả hai tay hai chân, rồi còn phải nuôi con nhỏ… Chỉ một trong số đó đã gây ra biết bao rắc rối cho một cuộc đời con người rồi, nhưng bà ấy phải gánh chịu cả ba. Ông trời quả thực quá tàn nhẫn.

Dẫu vậy bà ấy vẫn kiên cường sống tiếp. Bà ấy vẫn sống tiếp mà không hề bỏ cuộc.

Dù tinh thần tưởng chừng như đã bị vụn vỡ, bà ấy vẫn cố gắng cùng cực để giữ lấy mạng sống của mình trên ngưỡng tử. Sức mạnh tinh thần đáng ngạc nhiên có trong người đã giúp bà sống sót.

“.........”

Phải đối mặt với hiện thực khốc liệt, Nakamura Hisako dần dần được toàn Nhật Bản biết đến, và bà ấy còn được gặp mặt Helen Keller nữa.

Helen Keller cũng là một con người cực kỳ phi thường khi sống mà không được nhìn thấy ánh sáng hay nghe người khác nói gì. Hai con người tuyệt vời ấy đã gặp nhau.

Khi Hisako cho Helen Keller cầm một con búp bê Nhật Bản mà bản thân bà ấy đã làm chỉ với bằng miệng thì Keller đã bị bất ngờ. Tất nhiên rồi- làm ra một con búp bê bằng miệng cơ mà, không bất ngờ mới lạ. Phải mất rất nhiều công sức nước mắt mới có thể làm vậy được đấy.

Có một câu nói Helen Keller dành tặng cho Hisako được ghi chép lại vào trong sách

“Cô là một người bất hạnh hơn tôi, và cô cũng là một con người còn tuyệt vời hơn cả tôi.”

“......”

Và cuối cuốn sách, những lời của Hisako cũng được lưu lại

“Không có sự tuyệt vọng nằm trong sự sống. Nếu có sự sống thì sẽ không có chỗ cho sự tuyệt vọng.”

“Chính cơ thể không chân không tay này đã giúp tôi sống tiếp.”

“.......”

Một giọt nước mắt rơi vào cuốn sách.

Đó là nước mắt của tôi.

Cắn môi, chớp mắt liên tục, những giọt nước mắt rơi lã chã trên các trang giấy…

“Nakamura-senpai…”

Hasegawa ngồi bên cạnh nhẹ nhàng gọi tên tôi.

Lồng ngực tôi nóng ran, nóng không chịu được. Tôi muốn nói gì đó lắm nhưng không thể. Dù là lời nào đi nữa thì cũng không xứng đáng. Những cảm xúc chân thật, rung động như một cơn sóng thần ập tới tâm trí khiến tôi nổi hết cả da gà.

“Hase…gawa…”

Tôi không lấy tay dụi đi hai hàng nước mắt, thay vào đó lại quay sang nhìn Hasegawa. Chỉ một câu thôi, chỉ một câu ngắn ngủi thôi, tôi nói với em ấy rằng

“Anh… sẽ cố hết sức.”

“.........”

Hasegawa thấy vậy và cũng bật khóc theo, đồng thời ôm chặt lấy tôi.

“Senpai…”

“.........”

“Senpai, Yuzu cũng…Yuzu cũng sẽ cố hết sức…”

“.........”

“Cùng anh, em sẽ cố hết sức cùng anh…”

“.........”

Lúc này đây tôi cũng dùng tay ôm lấy em ấy. Cho dù bản thân chỉ còn một tay thôi, nhưng tôi vẫn muốn ôm chầm lấy em ấy.

Đây quả là một ký ức khó phai… khi tôi đọc được quyển sách này.

Ngày 7 tháng 4, Thứ Hai.

Kỳ nghỉ xuân đã kết thúc, học kỳ mới bắt đầu.

Ngoài kia, những cánh hoa anh đào đang nhảy múa trong gió, điểm xuyết thêm những màu sắc rực rỡ trên nền trời xanh thẳm. Một cảnh tượng u sầu khó tả.

“Chúc mừng, bắt đầu từ hôm nay, các em sẽ là học sinh năm ba cuối cấp.”

Trên bục giảng, giáo viên đang nhìn xuống tất cả học sinh chúng tôi.

“Năm học này cũng là năm các em sẽ phải đối mặt với các kỳ thi quan trọng. Hãy suy nghĩ kỹ về cuộc sống tương lai của các em… Bản thân muốn sống một cuộc đời như nào? Thành bại hay không, năm học cuối cấp này sẽ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của một con người.”

Những lời dặn dò dành cho những học sinh cuối cấp chúng tôi mang đậm tính nghiêm túc đến bất thường.

Năm nay tôi sẽ học ở lớp 3-2. Vị trí chỗ ngồi của tôi nằm ở hàng đầu của dãy lớp sát với cửa sổ.

“Được rồi, đầu tiên sẽ là phần tự giới thiệu. Các em nhớ nói cả những thứ mình muốn làm trong năm cuối cấp này, và dự định của mình sau này nữa. Bắt đầu với Asai, mời em.”

“Vâng ạ.”

Cứ thế, bắt đầu từ dãy ghế sát cửa ra vào, giáo viên lần lượt gọi các học sinh lên bục giảng để tự giới thiệu về bản thân.

“Tớ là Takanori Asai, nằm trong câu lạc bộ điền kinh. Vì đây là năm học cuối nên tớ sẽ cố gắng hết sức vào được giải quốc gia. Ừm… tớ vẫn chưa có dự định nào trong tương lai hết, nhưng tớ muốn vào một trường đại học có chương trình đào tạo điền kinh tốt.”

“Chào mọi người, tớ là Haruka Shimizu. Tớ thì thích K-Pop và khiêu vũ. Năm nay tớ muốn được biểu diễn trong lễ hội văn hóa trường. Về tương lai, tớ sẽ không vào đại học, thay vào đó tớ sẽ đi làm luôn. Mong mọi người chiếu cố.”

“Chào! Tôi là Kohei Maruoka! Năm nay tôi sẽ học hành điên cuồng để tạo nên kỳ tích đậu vào đại học Tokyo. Mấy người cẩn thận đấy!”

Từng người, từng người một giới thiệu bản thân với những phong cách riêng đặc trưng.

“Xin chào mọi người, tớ là Momoka Kurasaki”

Kurasaki năm nay cũng học cùng lớp. Giờ đây cô ấy đang đứng với một tư thể chuẩn chỉ cùng một nụ cười nhẹ nở trên môi.

“Năm nay, tớ muốn tập trung học tập cho kỳ thi tuyển sinh. Và…”

Kurasaki thoáng liếc nhìn tôi trong thoáng chốc rồi nói với một chất giọng to rõ ràng

“Còn về dự định trong tương lai… Tớ muốn vào trường có chuyên ngành điều dưỡng. Tớ muốn làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.”

“.......”

“Mong mọi người chiếu cố.”

Kurasaki nói vậy và cúi đầu cái nhẹ.

Người tiếp theo là Makihira, chủ tịch câu lạc bộ mỹ thuật.

(À, cô ấy… cũng học cùng lớp với mình nữa này)

Tôi nhìn cô ấy đi lên bục giảng.

“.........”

Makihira dường như đã nhận ra ánh mắt của tôi nên mới quay lại vẫy tay chào tôi với một nụ cười niềm nở.

“Vậy thì…”

Cô ấy liếc nhìn xung quanh lớp một vòng rồi giới thiệu bản thân theo một cách đơn giản hết mức có thể.

“Tên tớ là Ringo Makihira. Năm nay tớ muốn vẽ, tương lai tớ cũng muốn vẽ. Chỉ có thế. Rất vui được gặp các cậu.”

Trong một hơi, cô ấy đã hoàn thành bài tự giới thiệu của mình và bắt đầu trở về chỗ ngồi. Còn giáo viên vì cho rằng những lời ấy đang quá qua loa nên đã nhắc “chờ chút đã” để dừng Makihira lại,

“Em có thể nói chi tiết hơn có được không. Nói về định hướng nghề nghiệp trong tương lai nữa.”

“Định hướng nghề nghiệp? Em không có.”

“Hả?”

“Những gì em muốn làm chỉ có vẽ mà thôi. Không hơn không kém. Em dự định sẽ vào một trường mỹ thuật, nhưng vào được hay không cũng chẳng quan trọng. Miễn là có thể vẽ thì ở đâu đi nữa cũng được hết. Cho nên em nghĩ rằng bản thân không cần thiết phải nói về “định hướng nghề nghiệp” của mình làm gì cả.”

“Ừm hửm… Hiểu rồi.”

Giáo viên chấp nhận câu trả lời của Makihira bằng một nụ cười gượng. Cô ấy quả là một người mang nét cá tính khá lập dị. Trước đó tôi cũng nghĩ như này rồi, và với cá tính nghệ thuật đó thì cô có vẻ như là một người có chấp niệm cực kỳ mạnh mẽ.

“.........”

Cuối cùng sau vài người thì cũng đến lượt tôi.

“Tiếp theo là Nakamura.”

“Vâng ạ.”

Tôi đứng dậy và bước lên bục giảng, đối mặt với toàn thể lớp học.

“Vậy ra đây là lời đồn…”

“Ừ, đây là người đã mất đi cánh tay trong một vụ tai nạn đấy.”

“Uầy… Lần đầu thấy cậu ấy…”

“Tớ cũng vậy. Chỉ nhìn thôi mà đã thấy đau lòng rồi.”

Những người chưa bao giờ học cùng tôi bắt đầu xì xào bàn tán.

“Mọi người im lặng được không nhỉ? Nakamura-kun không thể nói được kìa.”

Kurasaki đưa ra một lời nhắc nhở cho những học sinh vẫn còn bàn tán. Sau đó lớp học im lặng trở lại.

“Dù nói như này có hơi xấu hổ, nhưng mình vẫn… ừm, khác với mọi người, mình vẫn chưa quyết định được bản thân muốn làm gì.”

“.........”

“Mình không có một ước mơ nào để có thể theo đuổi cả. Còn cánh tay… lại bị như vậy nữa… Nói như nào đây nhỉ…”

“.........”

“...Mình đã mất hết động lực sống.”

“..........”

Phản ứng của lớp khác nhau lắm. Người cúi đầu buồn bã, kẻ bất ngờ, và một số quay lưng lại với vẻ đau đớn.

Kurasaki thì đang nghiêm túc nghe kỹ từng lời của tôi. Về phần Makihira, cô ấy đang dùng tay che miệng, ưỡn người về trước để hóng chuyện

“Mình không còn chút động lực hay tự tin nào để sống tiếp với cơ thể khiếm khuyết này. Mình đã cảm thấy một màu lo lắng bao trùm, nghĩ về tương lai vô vọng, cho rằng bản thân đã không thể làm gì được nữa.”

—Không có sự tuyệt vọng nằm trong sự sống. 

“.........”

—Nếu có sự sống thì sẽ không có chỗ cho sự tuyệt vọng.

“.........”

Những dòng nước mắt trong suốt đang tuôn ra từ khóe mắt. Không lạnh không nóng, chúng là những giọt nước mắt ấm áp.

…Lần trước, tôi đã từ chối lời mời đi hát Karaoke của Kurasaki. Nhưng lần tới, tôi sẽ thử đi xem sao.

Tôi vẫn chưa đáp lại lời mời gia nhập câu lạc bộ mỹ thuật của Makihira. Nhưng có lẽ tôi sẽ ghé qua đó một lần cho biết.

Và… mặc dù tôi đã từng nghĩ mình sẽ không yêu. Nhưng có lẽ tôi sẽ thử mở lòng.

Ngay cả Nakamura Hisako cũng có thể kết hôn và sinh con cơ mà. Có lẽ… người như tôi cũng có thể kiếm tìm nửa kia của cuộc đời mình.

Có lẽ tôi không cần phải bỏ cuộc nữa.

“Senpai, Yuzu cũng… Yuzu cũng sẽ cố hết sức…”

“Cùng anh, em sẽ cố hết sức cùng anh…”

Lúc này đây, không rõ vì lý do gì, hình ảnh khuôn mặt của Hasegawa bỗng dưng hiện lên trong đầu tôi.

“Mình cảm thấy bản thân vẫn chưa sẵn sàng để nói về tương lai, nhưng…”

“Từ hôm nay, cho dù đó chỉ là một ngày hôm nay đi chăng nữa, mình muốn thử cố gắng hết mình để sống.”

“Mình vẫn chưa quyết định rằng bản thân sẽ làm gì trong tương lai, nhưng mà mình muốn sống qua ngày hôm nay. Nếu mình có thể tích tụ những khao khát sống qua từng ngày… có lẽ sẽ có một ngày… hạnh phúc sẽ mỉm cười với tôi. Mình nghĩ như vậy.”

Tôi hít một hơi rồi lau nước mắt bằng tay trái. Sau đó, tôi cúi đầu rồi nói

“Xin lỗi vì đã mang đến cho lớp một bài giới thiệu dài dòng và ảm đạm như này. Rất mong được mọi người giúp đỡ trong năm học sắp tới.”

*Tiếng vỗ tay

Ngay lúc này, một âm thanh kỳ lạ vang vọng khắp lớp học.

Ngẩng đầu lên, tôi thấy các bạn cùng lớp đều đang vỗ tay.

“....”

Tôi thầm biết ơn trong lòng rồi cúi đầu cảm ơn mọi người một lần nữa.

Năm học thứ ba của tôi đã chính thức bắt đầu.

Đây cũng là ngày đầu tiên tôi quyết định sống tiếp, cho dù cơ thể không lành lặn.

Bình luận (0)Facebook