Chương 01: Gặp gỡ nơi hang cùng ngõ hẻm
Độ dài 11,506 từ - Lần cập nhật cuối: 2019-10-29 04:59:59
1
Không ai chịu chơi với tôi cả.
Vì tôi bị bệnh.
Tôi chứng kiến cảnh một con mèo đen vồ lấy một con chuột.
Chuyện xảy ra trong chớp nhoáng. Tôi chỉ nhìn thấy được một cái bóng đen vụt qua, và chẳng biết tự khi nào mà xuất hiện một con mèo đen với con chuột ngoạm sẵn trong miệng.
Con chuột còn chẳng hề cựa quậy – có lẽ do con mèo đã ngoạm trúng chỗ hiểm của nó. Rồi như thể nhận ra ánh mắt của tôi, con mèo đã quay sang nhìn tôi.
Đôi mắt màu vàng của nó mở to.
Phút chốc sau, con mèo đã biến mất vào trong ngõ hẻm.
Tôi cất lên thành tiếng. Hình ảnh con mèo đen đó thật xinh đẹp biết bao. Nó đã khắc sâu vào trong tâm trí tôi.
Cơ thể nhanh nhẹn. Đôi mắt thì như hai vầng trăng tròn. Vàng như tôi vậy đấy. Nhưng tôi không có răng nanh như nó. Lại càng không có tự do.
Nằm ườn ra trên chiếc giường dơ bẩn, tôi hướng mắt mình ra ngoài. Mỗi ngày tôi chỉ biết nhìn về nơi ngõ hẻm ở ngoài cửa sổ.
Tại sao ư?
Bởi vì đó là lối sống của tôi, trách nhiệm của tôi.
Những người dân qua lại không nhận thấy tôi. Dẫu có đi nữa thì họ cũng sẽ giả vờ không nhìn thấy cô gái mặt mày nhợt nhạt đang trừng mắt nhìn họ.
Đôi khi cũng có những người thật thà nhăn mặt lại như thể nhìn thấy thứ cấm kị, rồi nhanh chóng rồi đi.
Phải rồi. Đây là khu ổ chuột mà.
Mọi người đều tập trung vào cuộc sống của riêng mình, có ai dư thời giờ để ra tay giúp đỡ người khác.
“Ellen?”
Tiếng mẹ êm ái gọi tên tôi đã kéo tôi về với thực tại.
“Con nhìn thấy gì à?”
Mẹ tôi đặt một xô nước xuống sàn và hỏi tôi.
Dường như mẹ đã nhận ra tia hi vọng lập loè trong ánh mắt tôi hôm nay có gì đó mạnh mẽ hơn thường ngày.
Tôi khẽ gật đầu và mở miệng nói.
“Con mèo…”
Một giọng nói thều thào hơn cả suy đoán của tôi đã được cất lên.
Tôi ho nhẹ, rồi nói tiếp.
“Con nhìn thấy một con mèo đen vồ lấy một con chuột.”
“À.”
Mẹ mỉm cười. Mái tóc nâu sáng búi nhẹ khẽ đung đưa trên hàng xương đòn.
Mẹ nhúng một miếng vải vào trong xô nước và vắt khô nó. Sau khi gấp lại gọn gàng, mẹ đưa bàn tay vào lên trên chiếc chăn.
“Để mẹ thay băng cho con.”
Khi tôi gật đầu, mẹ đã kéo chiếc chắn lên đến đầu gối tôi.
Cả hai bắp chân tôi đều bị băng kín. Vài nơi hiện lên những vết đỏ mờ mờ.
Tháo băng xong, vùng da nứt nẻ đổi sang màu đỏ đáng sợ liền đập vào mắt. Mẹ bắt đầu lau nó với bàn tay nhuần nhuyễn.
Tôi cố kể cho mẹ nghe con mèo đó đã nhanh nhẹn và uyển chuyển bắt chuột ra sao. Nhưng chẳng kể được gì nhiều bởi vì mọi chuyện đã kết thúc trong tức khắc.
Trong khi tôi giữ im lặng, mẹ đã băng bó xong và kéo chiếc chăn lên lại.
Mẹ nhìn lên đầu tôi, và như thể chỉ mới nhận ra thôi, chợt nói: “Ôi, nơ con bị tuột kìa.”
Mẹ với lấy nó. Bản thân tôi thì làm sao biết được nó có tuột hay không.
Mẹ mỉm cười và ra hiệu cho tôi quay đầu lại. Tôi nghe lời và xoay người mình về phía của sổ.
Tháo nơ ra rồi, mẹ tôi bắt đầu chải mái tóc dài, tím nhạt của tôi. Động tác rất thận trọng vì không muốn đụng phải vải băng trên khuôn mặt tôi.
Tôi biết ý không nên nhúc nhích dù chỉ một phân. Tôi chờ đợi mẹ chải chiếc lược từ chân tóc đến xuống tận từng lọn tóc dài ngang hông.
Cứ như mẹ đang chơi búp bê vậy.
Mỗi lần cánh tay mẹ chuyển động, một hương thơm ngào ngạt lướt qua mũi tôi.
Mùi hương thấp thoáng bên mẹ tôi mang mùi vị như bánh kẹo vậy. Tôi nghĩ không chừng đó là do mẹ phải làm những thứ đó để kiếm sống.
Mẹ tôi luôn thay băng cho tôi vào buổi chiều tối. Tầm thời gian ấy là thời điểm mẹ trở về nhà. Tôi thích hương thơm ngọt ngào của mẹ tôi hoà quyện với bầu không khí mát lạnh luồng vào mỗi khi mặt trời lặn.
Thời gian cứ trôi qua thật chậm, tôi nhắm mắt lại và thư giãn.
Và rồi mẹ đã thì thầm:
“Mẹ xin lỗi vì đã không thể cho con ra ngoài chơi.”
Tôi liền mở mắt.
Một dòng điện chạy vụt qua đầu tôi. Đó là một kiểu tín hiệu báo hiệu nguy hiểm, khiến tôi không thể cử động.
Tôi phải chọn lời lẽ thích hợp cho những thời điểm như thế này. Từng bánh răng trong đầu tôi bắt đầu hoạt động để tìm ra câu trả lời. Tất cả đều diễn ra chỉ trong một thoáng chốc.
Tôi đáp lại bằng giọng điệu phấn khởi nhất có thể.
“Không sao đâu. Con thích chơi trong nhà lắm mà mẹ.”
Nói đoạn, tôi quay sang nhìn mẹ.
Mẹ tôi cười và lại chải mái tóc tôi như không có chuyện gì xảy ra. Một khi đã xác nhận nụ cười của mẹ, tôi lúng túng nở nụ cười theo.
Tôi sinh ra đã ốm đau.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là tôi lúc nào cũng bị giam cầm trong căn phòng tối tăm này kể từ khi được sinh ra. Tôi không thể nhìn thấy bầu trời từ khung cửa sổ, nhưng tôi vẫn biết rằng nó có màu xanh và bãi cỏ có mùi hương gì. Thuở nhỏ, tôi đã từng được chơi ở bên ngoài.
Khuôn mặt và cẳng chân tôi khi sinh ra đã bị viêm da. Khớp xương tôi không được bình thường, vậy nên chỉ việc bước đi tôi cũng làm tôi thấy đau nhói.
Không một ai biết nguồn gốc nguyên nhân chứ đừng có nói đến cách chữa trị. Quanh đây chẳng có một bác sĩ đàng hoàng nào, mà nhà tôi cũng chẳng có tiền để chi trả.
—Tôi nhớ lại những gì mà bà đồng đã nói với gia đình tôi.
“Bệnh tật của cô bé khởi nguồn từ tội lỗi của tổ tiên. Cô bé sẽ phải cam chịu nó vĩnh viễn.”
Mẹ tôi đã hét lên một điều gì đó, rồi kéo tay tôi đi ra khỏi chỗ đó. Khuôn mặt của mẹ khi chúng tôi băng qua những căn hẻm đã tái xanh đến nỗi mẹ dường như sẽ ngất đi bất cứ lúc nào.
Rốt cuộc thì mẹ tôi chỉ có thể bảo vệ lớp da tôi bằng cách băng bó và uống thuốc men.
Tôi không hiểu chuyện gì cả. Lúc đó, tôi chỉ mới là một đứa trẻ muốn vui đùa bên ngoài. Chân tôi đau, nhưng không đau đến độ không thể bước đi được. Mẹ tôi đã cho phép tôi ra ngoài chơi như mong muốn.
Tôi có thể che giấu những vết băng trên chân mình bằng váy, nhưng ở mặt thì không. Mỗi lần tôi cử động hay làm xây xước mặt mình, lớp da thối rữa như những con giun đất bị nghiền nát đã hiện chình ình qua từng khe hỡ trong vết băng.
Trẻ con trạc tuổi thấy tôi thật kinh tởm. Đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, nhưng những gia đình khác đều lo sợ tôi và không cho phép con họ tới gần tôi.
Một số người sẽ đứng từ xa nhìn tôi và xì xào. Tôi vờ như không biết gì và tự chơi một mình, lẳng lặng sụt sùi. Vẫn đỡ hơn phải chui mình vào trong căn phòng tối mịt mù kia.
Khi chơi đã rồi, tôi trở về nhà.
Tôi sẽ nằm xuống, để yên đống đồ và băng bó dơ bẩn như thế, và chờ đợi mẹ trở về.
Một ngày, mẹ trở về nhà như mọi khi. “Con chơi có vui không?”, mẹ hỏi, tay với tới đống đồ dơ của tôi.
Tôi nhìn thấy bàn tay của mẹ.
Không rõ vì sao, nhưng tôi cảm thấy thấp thỏm, và mọi lỗ chân lông tôi đều túa ra mô hôi lạnh.
—Tay mẹ lúc nào cũng thô ráp như vậy sao?
Tôi không dám mở miệng hỏi. Chỉ việc hình dung thôi cũng khiến chân tôi ngã quỵ. Tôi cảm giác như nghe được một tiếng thì thầm: “Là do mày.” Toàn thân tôi run rẩy.
Tôi không thể cam đoan được rằng bàn tay thô ráp của mẹ tôi hoàn toàn là vì mẹ phải săn sóc tôi. Song, tôi cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng của nó trên cuộc đời mẹ.
Nếu cứ tiếp tục thì một ngày nào đó mẹ nhất định sẽ bỏ rơi tôi.
Tôi có linh cảm đó.
Người ta chỉ có thể đối tốt với người khác nếu như có đủ khả năng để làm thế thôi.
Mẹ tôi không nói gì cả. Nhưng dù không nói nên lời, tôi vẫn nhìn thấy đôi môi mím chặt lại đang đỗ lỗi cho tôi, và tôi đã phát hoảng.
Không. Tôi không muốn bị bỏ rơi.
Toàn thân tôi như gào lên.
Tôi tin rằng những dấu hiệu quanh quẩn đầu mình đã bắt đầu vào thời điểm đó.
Kể từ ngày hôm sau, tôi ngừng đi ra ngoài. Tôi chỉ ngoan ngoãn ở trên giường chờ mẹ làm việc xong. Tôi hay thấy ngứa, nhưng đều biết kiềm chế không gãi. Tôi muốn giảm khoảng thời gian mẹ phải dành ra để chăm sóc mình xuống đến mức tối thiểu.
Mẹ thấy làm lạ khi tôi cư xử như vậy, nhưng chỉ vào khoảng thời gian đầu thôi. Không lâu sau, mẹ đã ngừng để tâm đến mấy chuyện đó.
Thực ra, mẹ có vẻ còn trở nên ân cần hơn lúc trước. Có thể là do tôi nghĩ ngợi nhiều quá thôi, nhưng tôi mặc kệ. Tôi rất, rất là sợ đánh mất tình yêu của mẹ mình hơn cả việc không được ra ngoài chơi.
Năm tôi lên bảy, tôi đã trở thành một tù nhân.
Tôi đã lựa chọn con đường ngốc ngếch của một tù nhân, bị bó buộc bởi những xiềng xích băng bó, và chỉ được giao món ăn là tình yêu của mẹ mình.
“Được rồi.”
Mẹ đã thắt xong chiếc nơ cho tôi và giơ lên một cái gương cầm tay.
Phản chiếu trong đó là hình ảnh của một cô bé gầy gò với mặt mày quấn đầy băng bó. Mái tóc tím nhạt được trang điểm bởi một chiếc nơ đỏ. Cạnh đó là một người phụ nữ với mái tóc nâu sáng đung đưa, lặng lẽ mỉm cười.
Mẹ ôm lấy tôi từ đằng sau, và dịu dàng đu đưa cơ thể tôi như một chiếc nôi.
“Ellen yêu dấu của mẹ…”
Mùi hương của mẹ thật dễ chịu. Tôi ôm ấy đôi tay mảnh khảnh của mẹ và nhắm mắt lại.
Mẹ tôi. Người mẹ luôn yêu thương tôi.
Tôi cũng yêu mẹ tôi rất nhiều.
Bị mẹ tôi bỏ rơi, đối với tôi chẳng khác gì cái chết vậy.
Bởi vì mẹ tôi là người duy nhất yêu thương tôi.
Nếu mẹ không cười thì tôi cũng chẳng thể mỉm cười. Nếu mẹ không yêu tôi thì tôi chẳng thể nào thở nổi.
Như một kẻ yếu đuối đang hết lòng muốn nắm giữ một điều gì đó, tôi đã bám víu vào tình yêu của mẹ.
Bởi vì đây là khu ổ chuột.
Cũng như mọi người nơi đây đều hết lòng muốn sống, tôi cũng hết lòng muốn có được tình yêu mẹ.
“… Chết tiệt! Mày đùa tao hả!”
Tiếng cửa trước dữ dội bật mở đã báo hiệu cha tôi trở về nhà.
Mẹ và tôi đã tách ra khỏi nhau trong kinh ngạc. Hay nói đúng hơn thì, mẹ chính là người đã buông ra.
Mẹ nắm lấy tay tôi, làm tôi nhận thấy được sự lo lắng của mẹ qua khẽ tay run rẩy.
Đây là một căn nhà nhỏ, nên lối ra và nơi tôi ngủ đều được liên thông gần gũi với nhau. Có một chiếc bàn lớn ở chính giữa căn phòng; cha tôi ngồi xuống ghế và đập cái chai đang cầm lên bàn.
Tôi không biết cha tôi làm nghề gì, chỉ rằng ông ấy luôn về nhà trễ hơn mẹ.
Mái tóc ngắn và quần áo phai màu của ông luôn dính đầy đất bẩn cùng những thứ tựa vậy.
“Lại phải đi vay thêm…”
Ông ấy lẩm bẩm gì đó. Tôi biết ông ấy không phải tự mình độc thoại mà là đang nói chuyện với mẹ.
Mẹ thắc mắc đáp lại: “Thế còn liên hiệp thì sao?”
Cha chỉ lắc đầu.
“Mơ đi, chúng chẳng thèm nói chuyện. Và bọn chúng còn biết là chúng ta không còn nơi nào để nương tựa, nên – chó chết!”
Như thể bị khích động khi nhớ lại, ông ấy đã đá bay chiếc xô gần đó.
Mẹ đã siết thật chặt tay tôi.
Thời gian cứ trôi qua trong nguy cấp. Âm thanh tích tắc của chiếc đồng hồ vang vọng bên trong căn phòng.
Cha thở dài thườn thượt, và ánh mắt của ông đã lan man đi. Ông nhìn qua người mẹ gục đầu xuống rồi thẳng vào ánh mắt tôi.
Tôi giật mình, liền mở miệng định nói gì đó. Nhưng trong tức khắc, ông ấy đã tức tối quay phắt đi, nốc một hơi cái loại nước ngay bên ông.
Lòng tôi nặng trĩu.
Lúc nào cũng như thể cả.
Cha tôi không chịu nhìn tôi.
Ông ấy coi tôi như không hề tồn tại.
Ông ấy chưa bao giờ nói tiếng yêu tôi và ôm choàng lấy tôi, nhưng ông ấy cũng chưa bao giờ nói ghét hay quở mắng tôi. Nhất định ông ấy vẫn nhận thức được tôi. Thực ra, ông ấy có vẻ đã cố hết sức mình để gạt tôi ra hẳn khỏi tầm nhìn của ông.
“Tại sao cha ghét con vậy?”, tôi đã từng hỏi mẹ điều này. Mẹ đã kiên quyết lắc đầu nói không. “Làm gì có. Cha con đã bỏ công sức ra vì con đấy, Ellen.”
“Vậy tại sao cha không chịu nói chuyện với con?” Mẹ khẽ mỉm cười và nói, “Bởi vì ông ấy rụt rè quá thôi.”
Tôi muốn tin mẹ. Tôi muốn tin rằng cha có yêu thương mình. Nhưng mỗi khi hi vọng rằng ẩn sau ánh mắt cha dành cho mình là một ý nghĩa nào đó, cuối cùng tôi lại thấy thất vọng.
Cha không bao giờ gọi tên tôi.
Cha chỉ gọi tên mẹ.
Sau một hồi, cha đứng dậy và tới gần.
Mục tiêu của cha không phải là tôi, mà là mẹ.
Cha mạnh bạo dùng tay kéo mẹ ra. Tay tôi và tay mẹ tách rời, như những người yêu nhau bị chia cắt.
Cha kéo mẹ vào một căn phòng khác – một căn phòng khác duy nhất – rồi đóng sầm cửa lại. Sau đó, tôi nghe thấy tiếng khóa cửa từ bên trong.
Và rồi, tôi bị bỏ lại đấy một mình.
Tôi nghe thấy tiếng kêu qua bức tường. Mọi tiếng ồn dần trở nên im lặng, rồi lại chuyển sang âm thanh của tiếng nói.
Đây là chuyện thường lệ.
Họ luôn nói chuyện ở nơi tôi không thể nhìn thấy.
Tôi không biết họ đang làm gì, nhưng tôi cảm giác như đó là chuyện hệ trọng cho những mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người phụ nữ.
Tôi đã một lần hỏi khi mẹ vừa bước ra, “Cha mẹ đang làm gì vậy?”, nhưng mẹ chỉ cười gượng. Vào những lúc như thế này, tôi có thể ngửi thấy một thứ mùi khác với mùi hương bánh kẹo của mẹ, bốc lên từ sau cổ mẹ. Chắc đó là mùi hương của cha.
Trong lúc họ đang nói chuyện, tôi giết thời gian bằng việc nhìn ra ngoài và cào rách tờ nhãn hiệu trên thân chai thuốc.
Tôi muốn nói rằng mình đã được cho thời gian tự do một mình.
Nhưng trong thực tế, tôi chỉ đang bị bỏ rơi mà thôi. Nhưng nghĩ vậy thì tôi buồn lắm.
Cào cái nhãn chán chê rồi, tôi với lấy con búp bê cũ giữ dưới gầm giường.
Đó là một con búp bê có hình dạng một bé gái tóc vàng. Cô bé mặc một bộ váy và đội chiếc mũ cùng màu tím, chưa kể đến cả nụ cười kì quái nữa.
Mẹ đã tặng nó cho mình, bảo rằng: “Không có con búp bê nào có màu tóc giống con, Ellen à. Nhưng màu váy của con búp bê này thì giống lắm!”
Tôi nhận lấy nó, cố ra vẻ vui tươi. Màu tóc con búp bê có là gì tôi cũng không quan tâm. Dù gì thì tôi cũng không hề thích mái tóc của chính mình.
Mái tóc tôi có màu tím nhạt như của cha. Nhưng tôi lại muốn nó có màu nâu sáng như của mẹ hơn. Có lẽ như vậy, nếu có mái tóc giống của mẹ, cha sẽ chịu thương tình để ý đến tôi.
Tôi dùng tay chải tóc cho con búp bê. Mớ chỉ vàng óng rối thành nút, từng ngón tay khó có thể vuốt qua.
Tôi bắt đầu thấy khó chịu. Tôi giật tay thật mạnh để gỡ mấy cục rối.
Đôi mắt vô hồn của con búp bê dường như đang nói với mình…
—“Đau quá”.
Im đi. Sau mà đau được. Mày là búp bê mà.
—“Không phải bản thân cô cũng là búp bê sao?”
Tao không phải búp bê.
Tôi phủ nhận từ tận đáy lòng mình, nhưng lại chợt nhớ về cảnh mẹ chải tóc cho mình.
Tôi đã bất động hoàn toàn, để mẹ tuỳ ý làm điều mẹ muốn. Tôi chỉ ngồi đó, đợi chờ mẹ dùng lược chải từ chân tóc xuống đến từng lọn.
Mình có phải búp bê không?
— “Đúng vậy.”
Không phải.
Tôi tiếp tục gỡ rối mớ chỉ.
Mắt của tao không chết rũ như của mày. Mắt của tao có thể nhìn thấy được nhiều thứ, thấy được nhiều nơi.
Heeheehee.
Con búp bê khúc khích, cổ nó rắc rắc chuyển hướng kì cục, và bộ mặt vẫn không thay đổi.
—“Ngoài những nơi như hoang cùng ngõ hẽm đó thì còn gì nữa sao?”
Tôi cảm thấy máu đang trào lên mặt mình.
Tôi liền quăng con búp bê. Nó đập vào tường rồi rơi xuống đống quần áo dưới sàn.
Tôi vùi đầu mình dưới chăn, không muốn nghe gì cả.
Tôi ghét phải ở một mình. Nó khiến tôi phải suy nghĩ quá nhiều. Nó khiến tôi nghe thấy quá nhiều.
Tôi cầu cho mẹ sớm trở về bên mình, và nhắm nghiền hai con mắt lại. Tôi không thấy lạnh, nhưng cơ thể lại không ngừng run rẩy. Không lâu sau, tôi ngủ thiếp đi.
Khi tôi tỉnh dậy, mẹ đang vuốt ve gò má mình với lòng bàn tay. Gương mặt không cảm xúc, nhưng ngay khi chạm mắt tôi, mẹ mỉm cười.
“Con dậy rồi à?”.
Tôi lặng lẽ gật đầu.
Chỉ cần ngắm nhìn gương mặt mẹ là tôi đã thấy bình yên.
“Để mẹ lấy nước cho con.”
Mẹ đứng dậy khỏi ghế rồi bước tới bên bồn rửa.
Nhắc mới nhớ, đã đến giờ uống thuốc rồi.
Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ. Màn đêm vẫn chưa buông xuống. Chắc tôi ngủ chưa được lâu. Tôi vừa nghĩ vừa thẩn thờ nhìn vào khoảng không, người vẫn còn ngái ngủ.
Mắt tôi tình cờ dõi theo lưng mẹ.
Tại sao vậy nhỉ? Tôi cảm thấy cứ như mẹ làm việc không phải là vì mình, mà giống như mẹ đang chạy trốn khỏi thứ gì đó thì đúng hơn.
Nhưng chạy trốn khỏi điều gì mới được?
Tôi nhìn qua cửa sang căn phòng kia. Chắc hẳn cha vẫn còn ở trong đó và sẽ không kéo tay mẹ quay trở lại nữa đâu.
Cuối cùng, mẹ quay lại với một cốc nước và một túi bột thuốc. Tôi chậm chạp ngồi dậy uống.
Rồi, khi vô tình nhìn gương mặt mẹ, tôi thấy choáng váng hết mức.
Tôi cố hít thở, như thể mình vừa nhận ra một điều sửng sốt.
Mẹ tôi quả thực là đẹp.
Đẹp không phải ở hình dáng của khuôn mặt mẹ. Tóc mẹ rối bù, và mẹ ít có khi trang điểm mặt mày cả. Mẹ chỉ mỉm cười yếu ớt.
Nhưng đôi môi dưới của mẹ đỏ lên vì bị cắn quá nhiều, và cái đỏ ấy cứ như màu sắc duy nhất tồn tại trong căn phòng tối tăm này.
Đôi lông mi nặng trĩu đôi lúc lay động mỗi khi sực nhớ. Ánh mắt, tiếng thở, đôi bàn tay đan vào nhau, từng bộ phận của mẹ như đều có một sự sống riêng vậy.
Người phụ nữ này vẫn đang sống, tôi có thể cảm thấy điều đó.
Tôi nuốt ực đống thuốc men. Nhưng nó không có đắng. Bụng tôi dường như quá quen với mấy thứ đắng kiểu này rồi.
Ấy vậy mà mực nước từ tận đáy dạ dày tôi lại trở thành một con rắn quằn quại, đang cố trào ra khỏi cổ họng.
“…Mẹ ơi!”
Tôi ngỡ như sẽ hét lên, nhưng thay vào đó lại gọi mẹ.
Giọng tôi run bần bật. Tôi có thể oà khóc bất cứ lúc nào.
Mẹ đã nhận ra, đứa trẻ này đang bồn chồn lo lắng vì mình. Mẹ nắm tay tôi và nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng.
Không thể giải tỏa được mớ cảm xúc bản thân vừa mới nhận ra, tôi bám chặt vào cơ thể mẹ trong tuyệt vọng.
Mình đã không thể làm cho mẹ hiểu sao? Không biết tại sao tôi lại nghĩ thế. Đúng hơn thì, tôi đã muốn giả vờ là không thể.
Kể cả khi được bao bọc trong hương thơm của mẹ, vực sâu trong lồng ngực tôi vẫn không xua tan. Hình như chúng còn khoét sâu hơn nữa.
Tôi bỡ ngỡ trước mớ cảm xúc mà mình chưa bao giờ cảm nhận được.
Cái thứ sinh ra trong lồng ngực tôi.
Nó là lòng thù hận.
Tôi căm thù bà ấy. Người mẹ đã khiến tôi cảm thấy bà vẫn đang sống. Người mẹ đã luôn tiếp nhận tình yêu từ một người cha mà chẳng bao giờ san sẻ thứ tình cảm đó cho tôi.
Tôi bối rối trước thứ cảm xúc dữ dội này.
Sao tôi có thể hận người mẹ mãi ân cần và tha thiết của mình? Tôi lập tức khiển trách bản thân.
Tôi ôm lấy vòng tay mẹ chặt hơn, mong muốn rũ bỏ những suy nghĩ cay nghiệt này.
Nếu mẹ là người duy nhất có được màu sắc thì cũng không sao hết.
Chỉ việc mẹ ôm lấy tôi như thế này, cũng có nghĩa là mẹ đang tô điểm cho tôi rồi.
Tôi là Ellen, cô con gái đáng yêu của mẹ. Tôi không cần gì khác cả.
Tôi cố hết sức để thuyết phục bản thân mình.
Thế nhưng, lòng thù hận vẫn cuộn chặt dưới chân tôi, kéo chìm tôi xuống tận cùng của biển sâu.
Nó thậm chí còn đến bên tai tôi, để tôi có thể nhận ra nó.
“Sự thật có phải là vậy không?”
Tôi chống cự lại cảm giác muốn gào lên, và nhấn mặt mình vào bầu ngực của mẹ.
2
Chiều hôm ấy xảy ra chuyện bất thường.
Tôi nhìn thấy một đống thù lù đen thui tại con hẻm quen thuộc. Trông nó giống như một miếng vải đen, hay một thứ gì đó bị nhuộm màu đen vậy.
Tôi có linh cảm chẳng lành.
Trong tâm trí tôi lại hiện ra hình ảnh mĩ lệ của con mèo đen bắt được chuột. Có khi đó là xác của nó.
Điều đó lại khiến tôi không thể thấy được gì khác ngoài con mèo đen trong hình ảnh đó, tôi chẳng tài nào bình tĩnh được.
Không chịu nỗi nữa, tôi bật dậy khỏi giường. Đặt hết cả trọng lực của mình lên đôi chân này làm tôi đau nhói co rúm người lại. Cái nhói từ đôi chân chạy thẳng lên tận tâm trí tôi, nước mắt thì bắt đầu tràn ra từ hai mí.
Đau quá. Nhưng không đến nỗi không đi được.
Tựa thân mình vào chiếc ghế gần đó, tôi loạng choạng bước đi.
Tôi lướt mắt nhìn qua khắp căn phòng, nhưng không thấy giày mình đâu hết.
Chắc là bỏ rồi. Có lẽ mẹ đã cho rằng tôi sẽ không bao giờ phải ra khỏi nhà nữa. Tự bản thân tôi muốn điều đó, nhưng cớ sao tôi lại thấy buồn.
Tôi bước ra ngoài trên đôi chân trần.
Mặt trời cứ như trực tiếp chiếu sáng trên đầu tôi. Ánh sáng chói loá đấy làm mắt tôi đau nhói.
Tôi vừa đặt tay lên trên bức tường của căn nhà, vừa đi sâu vào trong căn hẻm.
Tôi liền trông thấy cái bóng đen đó. Khi đến gần, nó lại càng giống hình thù của một con mèo.
Đúng như tôi nghĩ, đó là xác của con mèo đen.
Con mèo nằm úp ngửa trên mặt mặt đường. Một bên nhãn cầu đã bong ra như cái bát lật úp, và hộp sọ nằm phía trên bên còn lại thì nát bấy và đẫm máu.
Khiếp đảm, tôi dừng chân trước con mèo vài bước.
Tôi đứng nhìn, ngây người trước sự khác biệt rạch ròi so với hình ảnh lần đầu tôi gặp nó. Tôi không thể bỏ chạy, nhưng cũng không thể tiến lại gần hơn.
Tôi nhớ về cảnh tượng bắt chuột đáng kinh ngạc của nó.
Tại sao, sao lại như thế này?
Bé nó bị xe cán sao? Hay là do bị đánh ngã từ trên cao xuống?
Sao một sinh vật tràn đầy sức sống như thế lại bị đẩy đến tình cảnh thê thảm thế này?
Tôi cảm thấy buồn.
Tôi không tới mức gọi là ghét kẻ mà đã gây ra hoàn cảnh này cho bé. Mặt khác, cái thị trấn này, nơi luôn bức ép con người phải chấp nhận rằng những chuyện như vậy là lẽ thường tình, mới chính là thứ tôi ghét.
Tiếng quạ vang lên bên trên đầu tôi. Tôi ngẩng đầu lên và nhìn thấy nó đang duỗi cánh bên trên hàng rao cao ngấc ngưỡng kia. Nó đang muốn miếng thịt của bé.
...Mày nghĩ tao sẽ để mày ngang nhiên vậy sao?
Tôi tiến gần hơn đến chỗ bé mèo. Không thể bỏ mặc bé ở lại đây như thế này. Để bảo vệ bé, tôi dùng cả hai tay ẫm bé.
Bé thật nhẹ. Và cứng đờ. Thân xác cảu bé mèo đã co cứng ở tư thế như khi tôi nhìn thấy trên mặt đường.
Bên nhãn cầu đang bong ra ngoài giống như một minh chứng khôi hài về việc bé mèo đã không còn sự sống nữa, vậy mà khi tôi chạm vào cô bé… Bé mèo giờ như một món món đồ. Một vật thể. Đến lúc này tôi mới biết được rằng, khi chết, mọi sinh vật đều trở thành những vật vô trí vô giác.
“Chị sẽ đưa em về với đất mẹ”, tôi thầm thề nguyện, tay mang theo cái thứ mà đã từng là một bé mèo.
Khu vực xung quanh đã lát nhựa hết. Không có chỗ nào chôn được. Nhưng hẳn phải có một công viên nào đó với nhiều đất tơi gần đây. Dựa trên ký ức thuở nhỏ, tôi bắt đầu đi tìm công viên.
Mỗi bước chân là mỗi lần xương tôi nhói đau lên. Và bởi vì tôi đang đi chân trần trên mảnh đất rải đầy sỏi đá, tôi không biết bao lần đau nhói có phải là do chân mình không nữa. Tôi cắn môi và cứ gắng sức bước về trước.
Cuối cùng, tôi cũng đến được công viên.
Ở phía trung tâm là một cây cổ thụ lớn. Tầng lá nó thật xanh và tràn đầy nhựa sống; nhìn nó thật không hợp với thị trấn này.
Nơi đây không có một công cụ vui chơi nào như những công viên mà người ta vẫn thường nói; chỉ có những dải đất trống, cây cổ thụ, và một chiếc ghế dài.
Một người phụ nữ thâm niên ăn mặc rách rưới đang lục loạt cái ví tiền của mình trên chiếc ghế. Khi nhận thấy tôi, bà ấy chỉ liếc nhìn một cái, rồi hụt hẵng trở lại với cái ví tiền.
Tôi bước vào vùng bóng râm của cây cổ thụ. Đất tơi trải dài ra từ gốc cây, như thể đang bao bọc nó.
Nhìn giống như một vườn hoa. Nhưng hoa thì đã héo cả rồi, và bốc mùi như những rác mục rữa. Có thể thấy rõ chúng không được chăm sóc kỹ càng.
Tôi tìm một điểm mà có vẻ như không có chôn vùi thứ gì khác rồi ngồi xuống.
Tôi đặt bé mèo xuống và bắt đầu đào đất.
Đất mềm lạ thường. và Có cảm giác mát mẻ dễ chịu nữa. Tôi đào, đào như thể mình đã trở thành một con chuột chũi.
Đôi tay tôi tự do.
Đôi tay tôi tự do.
Triệu chứng của căn bệnh ít có ảnh hưởng đến nó. Tôi rất mừng vì vẫn có thể tự do cử động hai đôi tay này.
Mồ hôi thấm ướt băng, làm chúng bắt đầu tuột ra. Tôi quệt mũi, đất bẩn bắt đầu dính lên mặt. Tôi dùng tay áo của mình để quệt mặt, băng quấn càng rối tung hơn nữa.
Thời điểm mồ hôi chạm tới từng vùng viêm da, nó nhói đau lên. Tôi nghiến răng và chịu đựng cơn đau, rồi vẫn tiếp tục đào.
Rồi khi nhận ra cái hố đã đủ sâu, tôi hít một hơi thật sâu.
Tôi đặt bé mèo vào rồi cẩn thận lấp lại cái hố.
Xong, tôi chắp hai tay và nhắm mắt lại. Tôi không rõ ý nghĩa của hành động này, nhưng tôi biết đây là điều người ta thường làm cho… những vật đã chết.
Tôi không còn nghe thấy tiếng quạ kêu.
Tôi đứng dậy để chuẩn bị đi về nhà. Chỉ trong giây lát, tôi không thể cử động được vì chóng mặt. Tôi gắng chớp mắt rồi mới bắt đầu đi được.
Mới bước ra khỏi vùng bóng râm thôi thì tôi đột nhiên thấy mệt nhừ. Tôi thấy như cả một ngày dài vừa trôi qua vậy. Nhưng mặt trời vẫn ở trên cao, chiếu rọi ánh sáng dọc con đường ngay trước mắt.
Toàn thân tôi đau nhức, nhưng lòng tôi lại cảm thấy khuây khoả.
—Giờ thì bé mèo đen đã có thể trở về với đất mẹ.
Dĩ nhiên, tôi không nghĩ rằng đó là điều mà bé muốn, mà chỉ đơn giản là sự ích kỉ của riêng bản thân tôi thôi. Nhưng tôi không muốn thấy bé mèo vốn tràn đầy sức sống như thế, giờ lại phải nằm trên con hẻm lạnh lẽo kia, bị bầy quạ rỉa, bị con người giẫm đạp.
Vừa bước, miệng vừa nở nụ cười, tôi thản nhiên bước qua người phụ nữ đang đưa mắt nhìn tôi kỳ hoặc.
Tôi tặc lưỡu. Nhưng nghĩ lại thì, chính bộ dạng tôi đã làm bà ấy hoài nghi, chứ không phải biểu hiện ngớ ngẩn.
Tôi dừng chân và nhìn lại toàn thân.
Băng đã xây xước hết, quần áo thì nhuốm đầy vết bẩn hòa quyện từ máu và đất. Cả hai bàn tay đều đen ngòm. Trông tôi không khác gì một đứa trẻ vừa trốn ra khỏi bệnh viện mà lao vào chơi với đất bùn.
Không biết mẹ sẽ nghĩ gì nữa.
Mới hình dung thôi đã làm tôi rùng mình.
Tôi mau chóng trở về nhà.
Đột nhiên, con đường về nhà tựa như xa cả một phương trơi.
Tôi phải về nhà trước mẹ. Tôi phải thay quần áo, rửa sạch tay chân và thay băng. Tôi phải là một đứa con không gây phiền hà.
Tôi đã quên bẵng mất chuyện mình là một tù nhân. Để sở hữu tình yêu của mẹ, tôi đã lựa chọn trở thành một sinh vật mãi mãi dính chặt trên giường bệnh. Sao tôi có thể quên được kia chứ? Mồ hôi lạnh bắt đầu toát ra.
Cuối cùng tôi cũng về đến nhà.
Vẫn còn lâu nữa mặt trời mới lặn. Tôi mở cửa mà lòng nhẹ nhõm, nhưng rồi sững người lại ngay.
Tôi cảm giác như nghe được âm thanh của buổi chiều tà đông đặc lại.
Là mẹ.
Mẹ đang ngồi trên ghế, ánh mắt nhìn vào hư không.
Tôi lập tức nhìn sang đồng hồ
Chưa tới giờ mẹ đi làm về mà. Tại sao vậy?
Đoạn, tôi ngửi thấy một mùi gì đó thơm thơm. Trên bàn có một giỏ bánh ngọt.
Phải rồi. Có đôi lúc, dù rất hiếm, mẹ sẽ nghĩ làm sớm và đem về nhà những món bánh ngọt.
— Nhưng tại sao lại phải là hôm nay chứ?
Nhận thấy cánh cửa chính vài giây sau đó, mẹ chầm chậm hướng mắt về tôi.
Cũng mất một lúc trước khi mẹ cất tiếng nói.
“Ellen… con đi đâu vậy?”
Đã lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy khuôn mặt mẹ hốc hác như thế này. Cả sống lưng tôi lạnh buốt.
“Con đ-đi… chôn một con mèo.”
“Một con mèo?”
Mẹ nhướng chân mày.
Đừng. Đừng nhìn con như vậy mà.
Tôi cố kiềm nước mắt xuống rồi nở một nụ cười gượng gạo.
“Vâng, một con mèo đã chết… nên con đi chôn nó. …C-Con xin lỗi. Vì đã ra ngoài. N-Nhưng con, con vẫn có thể đi được. Đau thật, nhưng con chịu được. Con tự đi được, nên, nên giờ con có thể tự làm một số chuyện được, hay giúp đỡ việc nhà…”
Tôi càng nói càng tuyệt vọng.
Bởi vì mẹ vẫn chỉ đang nhìn tôi với biểu hiện không thay đổi.
Đôi mắt trống rỗng. Ánh nhìn bất động. Mẹ đang nhìn vào bộ đồ vấy bùn của tôi. Những đầu ngón tay nhuốm đất. Đôi chân đẫm máu.
Mẹ nhìn tôi – không phải là Ellen, mà là một con bé ốm yếu đang tiêu hao thời gian của mẹ.
Tôi nhận ra mình đã làm một việc không thể rút lại được
Nhưng kể cả khi biết được tâm trạng bấy giờ của mẹ, tôi vẫn cố giải thích trong tuyệt vọng. Những dấu hiệu cứ xoay mòng mòng trong tâm trí tôi. Từ tiếp theo. Từ tiếp theo. Phải chọn đúng từ cho bằng được.
Nhưng tôi biết rằng chúng vô ích cả thôi. Vậy mà miệng tôi vẫn không ngừng cử động
Mẹ yêu tôi.
Nhưng thứ tình yêu đó luôn đong đưa trên một thế cân bằng mỏng manh. Một mái ấm không dư dả gì cả, thuốc men thì đắt tiền, băng bó thì phải bỏ công ra thay.
Tôi đã huỷ hoại thế cân bằng đó.
Tôi nguyền rủa con mèo đen đó.
Không có lòng tôn trọng cho kẻ đã khuất nào có thể ngăn cản lòng thù hận bên trong tôi.
Tại sao phải chết vào ngày hôm nay? Tại sao lại phải chết đúng nơi tôi nhìn thấy được?
Rõ ràng tôi là người đã có ý muốn chôn bé mèo. Nhưng cái não bộ ngu ngốc của tôi không thể ngừng đỗ hết lỗi lầm cho một thứ gì đó khác.
Cuối cùng mẹ cũng đứng dậy. Mẹ đã chuẩn bị sẵn một xô nước và bắt đầu rửa tay cho tôi.
Mẹ vẫn tỉ mỉ như mọi khi, không hề mạnh tay chút nào.
Tôi nhìn mẹ trong vô vọng. Mẹ đang mỉm cười.
Nhưng tôi không nhìn thấy được hình dáng của người mẹ đã nói lời yêu tôi.
Những dấu hiệu đó tiếp tục quanh quẩn trong đầu tôi. Nhưng tôi không thể nghĩ ngợi gì cả, hệt như một chiếc đồng hồ hỏng hóc chỉ có thể xoay vòng.
Tôi nhận ra mình đã làm một việc mãi mãi không thể rút lại.
Và như để minh chứng cho linh cảm đó…
…Mẹ đã không về nhà nữa.
3
Ba là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi không thiếu bóng dáng mẹ mẹ.
Một người bạn từ nơi làm việc của mẹ ghé qua thăm, nhưng cha gào thét khóc lóc mà không chịu nói chuyện. Người đồng nghiệp đó chỉ biết an ủi cha rồi rời đi.
Ba nằm lăn lóc trên sàn nhà, mặt đằm đìa nước mắt như đang cầu nguyện Chúa trời. Giống như cha đang không cho phép tôi được khóc than vậy.
Mẹ biến mất quá đột ngột.
Không thư từ, không nói năn gì cả, và cũng chẳng đem theo đồ đạc gì. Cả một món kẹp tóc mẹ cũng không đem theo.
Tôi không hẳn là “buồn”, song, một phần cơ thể tôi như đã bị nuốt chủng bởi một cảm giác trống rỗng.
—Chắc nên gọi cảm giác này là tuyệt vọng thì đúng hơn.
Cổ họng thì khô rát, chợp mắt cũng không yên. Tôi còn không có sức lực nào để mà ngồi dậy hay ăn uống.
Nhưng được tầm hai ba ngày, tôi bắt đầu cân nhắc một số điều.
Có lẽ mẹ chỉ đang mệt quá thôi.
Có lẽ mẹ đang cần nghỉ ngơi trước khi quay lại lối sống khổ nhọc này với tôi.
Một khi đã bình phục, mẹ sẽ nhớ rằng mẹ đã bỏ mặc tôi và cha rồi sẽ nhanh chóng trở về.
Bởi vì tôi là Ellen đáng yêu của mẹ. Bởi vì, mẹ chắc chắn sẽ không bỏ mặc Ellen quý báu.
Ý nghĩ mập mờ đó dần trở nên vững chắc, giúp tôi bình tĩnh hơn. Cứ nghĩ đến việc mẹ sẽ quay về nhà là tôi có thể ngủ yên giấc.
Tất nhiên mẹ sẽ trở về. Mẹ sẽ ân hận vì đã bỏ đi, mẹ sẽ xin lỗi rồi ôm choàng lấy tôi. Rồi khi được nhấn chìm trong hương thơm của mẹ, tôi sẽ mỉm cười và tha thứ cho mẹ.
Phải.
Tôi đẩy chăn ra và bước khỏi giường.
Để được như vậy, tôi không thể là một đứa trẻ hao phí thời gian người khác.
Những ngày tiếp theo, tôi đã làm một chuyện bản thân đã phó mặc từ lâu: tự thay băng. Tôi còn tự cam chịu cơn đau ở chân để đi lấy nước.
Làm theo như những gì từng thấy, tôi đã tự chuẩn bị từng bữa ăn cho bản thân.
Tôi hình dung một đứa trẻ tốt nhất mà sẽ được mẹ mong muốn và chấp nhận, rồi bắt đầu nhập vai vào đó.
Dù cha con tôi bắt đầu sống chung với nhau, nhưng chúng tôi vẫn chưa nói lấy một câu nào. Cha có nói chuyện với những đồ vật khác, nhưng không bao giờ mở lời với tôi.
Có lẽ cha đã thấy rùng mình khi tôi bình tĩnh chấp nhận mọi chuyện mà không hề khóc lóc.
Có lẽ tôi nên khóc lên và nói những điều ích kỷ như một đứa trẻ bình thường.
Nhưng tôi không thể làm vậy.
Đã quá quen thuộc với thực trạng giữa hai cha con lúc bấy giờ, tôi đã không thể tự mình phá vỡ sự im lặng. Tôi chết đứng trước nỗi lo sợ rằng nếu khóc để được cha chú ý, tôi sẽ càng bị lờ đi thêm.
Tôi vẫn quá đỗi nhút nhát sau khi lầm lỗi một lần rồi.
Gần đây lúc nào cha cũng ở nhà. Có thể ông ấy đã bị đuổi việc.
Chẳng mấy lâu sau, một người lạ mặt đến nhà.
Cha trả tiền cho ông ta xong thì nhận được một vật gì đó. Một khi đã cầm nó trong tay, cha có vẻ bồn chồn không yên và luôn chui mình vào căn phòng kia, một lúc lâu sau mới bước ra.
Hành vi này càng được lặp đi lặp lại, cha càng ít bước ra khỏi phòng hơn.
Mùi hương ngọt ngào toả ra từ căn phòng đó có vẻ nồng nàn hơn mỗi ngày.
Tôi sốt sắng chờ mẹ về.
Tôi ngủ thiếp đi khi đang tưởng tượng mẹ trở về nhà, và chỉ hi vọng khi tỉnh dậy sẽ lại được mẹ vuốt ve gò má.
Đôi lúc tôi tỉnh dậy và ngỡ rằng mẹ đã về rồi, nhưng thực chất chỉ là làn gió lướt qua trên má tôi.
Con búp bê lúc trước bị tôi quăng vào tường giờ lại nghiêng đầu nhìn tôi.
Tôi cảm thấy ớn lạnh, và liền rút đầu mình vào trong chăn rồi che cả hai bên tai trước khi tiếng cười lọt vào.
Từ khi bắt đầu tự đi lấy nước, thương tổn ở chân tôi có vẻ đã bị nặng hơn.
Đôi tay tôi bắt đầu thô ráp như đã trông thấy tay mẹ.
Tôi không buột tóc gọn gàng được.
Băng và thuốc chỉ còn rất ít.
—Và rồi, cha đã không còn ra khỏi phòng.
4
Tận cùng của màn đêm.
Tôi thấy khát khi tỉnh dậy.
Tôi bước từng bước loạng choạng đến bồn rửa. Ánh trăng lập lòe rọi qua khung cửa sổ, nhuộm hết căn phòng tôi bằng một màu trắng nhợt.
Run rẩy trước cái lạnh, tôi mở vòi nước, hứng bằng bàn tay, rồi nốc xuống hết.
Chợt nghĩ nhân tiện nên lấy thêm băng luôn, tôi mở ngăn kéo tủ. Tôi ngạc nhiên trước độ nhẹ của nó, và nhận thấy trong đó chỉ còn hai ba cuộn.
Chưa kể, tôi cũng đã uống hết liều thuốc cuối cùng hồi sáng nay rồi.
Sẽ ra sao nếu tôi không uống thuốc đây? Tôi nhớ mẹ từng nói: “Nếu không uống thước thì bệnh con sẽ nặng hơn đấy.” Liệu đó có phải chỉ là một cái cớ để bắt tôi uống thuốc đắng? Hay là bởi vì bệnh tình đã trầm trọng hơn thật.
—Mình không muốn nghĩ về chuyện này.
Tôi run lên, nhưng không phải vì lạnh.
Tôi đã phải chịu đựng đủ lắm rồi. Giờ nó có nặng thêm thì cũng chẳng có gì thay đổi.
Mệt quá rồi.
Tôi bắt đầu quay trở lại giờ.
Trên đường đi, tôi đập chân vào bên thành tường và đánh rơi bộ băng bó. Chúng rơi xuống rồi lăn ra đến tận lối ra vào.
Khi đang đuổi theo nó, đột nhiên, tôi nhìn thấy một ánh sáng mập mờ gần cửa chính..
—Không thể nào.
Tim tôi đập nhanh với hi vọng.
Đôi mắt và đôi chân tôi dĩ nhiên đều hướng về phía nguồn sáng ấy.
“Mẹ ơi…?”
Hình như đã lâu lắm rồi tôi mới nghe được giọng nói của chính bản thân mình.
Tôi nhìn vào cái hình bóng đó trong khi cất tiếng nói.
Mẹ đang đứng ngay cửa. Mẹ cũng bỡ ngỡ nhìn tôi. Cây đèn dầu đặt trên chiếc bàn thấp kia đã lờ mờ chiếu rọi toàn khung cảnh.
Mẹ đã về rồi sao?
Tôi còn không thể hỏi thành tiếng.
Đáng lẽ tôi phải vô cùng xúc động và nhào tới ôm lấy mẹ, nhưng chân tôi không nhúc nhích nổi.
Tại sao ư?
Là do người phụ nữ đang đứng trước mặt tôi bây giờ.
Diện mạo của mẹ đã chỉn chu hơn rất nhiều, như thể mẹ là một con người khác hẳn vậy. Mái tóc rối bù của mẹ lúc trước đã được buộc lên gọn gàng bởi một ghim kẹp tóc, và trên cổ là một chiếc khăn choàng lạ lẫm.
Với một chiếc túi lớn đặt dưới chân, như thể mẹ đang chuẩn bị đi đâu đó vậy.
“Mẹ đang… chuẩn bị đi đâu à?”
Tôi hỏi thẳng.
Tôi không phải đang thúc ép mẹ, và cũng không có ý định làm mẹ khó chịu. Đó chỉ là một câu hỏi bất chợt hiện ra thôi.
Gương mặt mẹ tối sầm lại. Sau một hồi do dự, mẹ ra hiệu cho tôi tiến lại gần, nên tơi chạy thẳng tới và ôm lấy mẹ.
Đôi chân gầy gò của tôi đau nhức. Nhưng khi được bao bọc trong hương thơm của mẹ, tôi có thể quên bẵng đi cơn đau.
“Ellen…”
Mẹ ôm ngược lại. Tôi có thể cảm thấy mẹ đang run rẩy. Mẹ khóc không thành tiếng.
Mẹ đang buồn ư? Nếu không phải, thì tại sao? Tôi không hay biết.
Nhưng tôi cũng cảm thấy buồn theo, và đã ôm mẹ chặt hơn nữa.
“Mẹ xin lỗi, Ellen …”
Xin lỗi?
Trong tưởng tượng, tôi đã tha thứ cho mẹ hết lần này đến lần khác. Nhưng giờ đây, tôi cảm giác như mẹ đang xin lỗi vì một lí do nào đó khác. Tôi thắc mắc nhìn mẹ. Nhưng mẹ đã không thể nhìn thẳng vào tôi mà hướng mắt đi
Lồng ngực tôi thắt lại khi thấy thế.
Bất chợt, tôi bắt đầu xem xét lại tình cảnh bây giờ của mình một cách khách quan.
Bấy lâu nay mẹ đã không trở về nhà. Giờ mẹ ăn mặc chỉn chu. Mẹ có một chiếc túi lớn. Và mẹ về đúng vào đêm khuya, lúc cha đang ngủ…
Tôi hướng mắt xuống.
Mẹ đang đi một đôi giày rất đẹp.
Một đôi giày trắng tôi chưa thấy bao giờ. Cha không phải là kiểu người đi mua loại giày này. Chúng tôi sẽ không bao giờ có đủ tiền để chi trả cho một đôi giày đắt đỏ như thế.
Vậy là đã có một ai khác ngoài cha ra đã mua cho mẹ những đôi giày này. Và cho dù đó có là ai đi chăng nữa, mẹ đang lên kế hoạch rời nhà mà đi theo họ.
Tôi không muốn hiểu chút nào.
Toàn thân tôi như muốn gào thét lên. Nhưng tôi không nghĩ ra được một giải pháp nào cho tình huống này.
Mẹ…
Mẹ đã có ý định rời bỏ mình.
Hương thơm mà đã giúp tôi giải toả biết bao muộn phiền của mẹ, chỉ trong tích tắc đã trở thành một thứ ghê tởm.
Sương trắng như sữa đã tan biến, và tôi nhận ra ánh đêm đã chiếu xuống trên thân mình. Nỗi buồn trong tôi đã không còn nữa.
Ánh đèn lửa lấp ló ở bên lóe mắt của tôi.
Cạnh nó là một con dao nhỏ dùng cho những công việc thủ công.
“Con và cha hãy chăm sóc nhau nhé.”
Tôi chẳng dám tin vào đôi tai mình nữa.
Người phụ nữ này đang nói cái quái gì vậy? Tôi nhìn bà ấy với vẻ hồ nghi.
Cha chẳng thấy gì ngoài mẹ cả, mẹ à.
Mẹ không biết là cha yêu mẹ đến nhường nào sao?
Mẹ không biết là cha không yêu con đến nhường nào sao?
Người phụ nữ này thực sự nghĩ mình và cha có thể chăm sóc nhau sao?
Mặc dù cha thèm muốn mẹ đến vậy, yêu thương mẹ đến vậy, vậy mà mẹ đang định chối bỏ tình cảm của cha sao?
Và…
…không lẽ, mẹ cũng định từ bỏ tình yêu dành cho con sao?
Bà dần tách khỏi tôi và dịu dàng lau nước mắt. Bà vẫn mang theo khuôn mặt của một người mẹ ân cần.
Nhưng tôi vẫn nhìn bà như một người phụ nữ tôi chưa hề quen biết.
“Bảo trọng nhé, Ellen.”
Mẹ nhấc túi lên và chuẩn bị quay gót đi.
“Mẹ ơi.”
Tôi đã dừng chân mẹ lại. Lời nói không có một chút cảm xúc; thực ra thì, nó giống như ai khác đang nói thay tôi vậy.
Mẹ đã đặt tay lên cửa chính và đã do dự trong chốc lát. Mẹ quay lại nhìn tôi đầy trìu mến.
Tôi cúi mặt lầm bầm, với âm lượng mẹ không thể nghe được.
Mẹ ngồi xuống để nghe tôi.
Và rồi…
Tôi đâm vào cổ họng mẹ.
Bằng con dao nhỏ gần đó.
Máu đỏ tóe ra. Người phụ nữ cố gào thét. Tôi không dừng tay. Tôi tiếp tục tấn công cổ họng bà ấy. Dữ dội không ngừng. Hết lần này đến lần khác. Ở mọi góc độ cho phép. Người phụ nữ ngã sụp xuống. Tôi đổi tư thế để nắm con dao dưới lòng bàn tay. Tôi giáng vào bà ấy. Tôi đắm mình trong bãi máu tung ra.
Tôi biết vùng cổ rất yếu.
Bởi vì con mèo đã tấn công vào vùng cổ của con chuột, làm nó bất động.
Đôi tay tôi tự do.
Đôi tay tôi tự do.
Tôi nhớ đến con mèo đen. Con mèo đen xinh đẹp đã bắt con chuột. Vũ khí của bé là răng nanh. Tôi cứ tưởng mình không có nó. Nhưng tôi đã sai rồi. Vũ khí của tôi đã cận kề bên mình đến thế.
Nếu mẹ không yêu con, vậy thì con không cần mẹ nữa.
Nếu mẹ được yêu thương, mà lại từ chối thứ tình yêu đó, vậy thì con sẽ không bao giờ tha thứ cho mẹ.
Tôi thừa nhận. Tôi thừa nhận là mình căm ghét mẹ. Và tôi ganh tị, cùng là phụ nữ, nhưng tôi không được cha yêu thương.
Nhưng nếu mẹ đã tiếp tục yêu thương tôi, thì lòng thù hận này đã được che dậy lại rồi.
Khi đó tôi đã có thể yêu mẹ.
Tôi đã từ buông thả tình yêu của mẹ. Buông thả thứ tôi luôn bám víu vào trong tuyệt vọng.
Khi nuốt xuống dòng máu ấm áp của mẹ, tôi chợt nhận ra.
Tôi có thể thở. Vậy mà trước giờ tôi đã luôn nhắc nhở bản thân rằng, nếu tôi buông thả thì sẽ không còn thở được nữa.
Giữa đại dương biển máu này, tôi ôm chân mình và khóc sụt sịt.
Đây mới chính là tôi.
Tôi cũng giống như những người sống trong con hẻm. Tôi né tránh những thứ mình không muốn thấy. Tôi vờ như không thấy. Nó nhất định có tồn tại, nhưng tôi chỉ biết chấp nhận là nó có ở đó thôi.
Khi tôi nâng khuôn mặt ướt âm94 nước mắt và mỉm cười, một bàn tay đã dang về phía tôi. Tôi đã đón nhận bàn tay của bà. Nhưng ngay lúc đó, bàn tay ấy đã hóa thành lưỡi dao đẫm máu, và tôi đang đứng yên tại lối ra vào.
Người phụ nữ trước mặt tôi tựa vào cánh cửa và không còn mở miệng được nữa.
Chân tay tôi không di chuyển, và có một thứ gì đó đang trồi ra từ cổ họng tôi.
Tôi thấy kinh tởm. Tôi thấy mình đang sống. Cuộc sống lẽ ra không dơ bẩn như thế này.
Tôi đã học được điều đó từ con chuột mà đã nằm liệt ngay trong tích tắc. Cơ mà, phương pháp của tôi có gì sai không? … Cho tôi biết đi, bé mèo.
Vẫn giữ chắc lấy con dao, tôi ngồi xuống sàn nhà.
Hơi thở thôi dâng lên từ tận đáy ruột. Toàn thân nóng rực vì đau đớn và mệt nhọc, nhưng đầu óc tôi lại thật thanh thản.
Người phụ nữ đó, người đã từng là mẹ tôi, giờ là một mớ thịt bốc mùi kinh khủng.
Thật bẩn thỉu.
Cảnh tượng đó không gợi nên cảm xúc nào cả.
Tôi nhìn vào đôi chân người phụ nữ.
Đôi giày trắng tinh bây giờ đã hoàn toàn bị máu nhuộm đỏ.
Tôi nhẹ nhàng nhặt lên một chiếc giày trên tay mình và ngắm nhìn nó. Tôi sẽ phải thông báo cho người đàn ông nào đã mua chúng: “Xin lỗi, nhưng hai người không thể đến bên nhau nữa rồi.”
Một giọt máu nhỏ xuống từ mũi giày như một hạt lệ…
Xoảng.
Âm thanh vang lên từ phía sau. Tôi nghe thấy tiếng mở cửa từ sau căn phòng.
Tôi chỉ quay đầu mình lại.
Cha.
Cha chầm chậm bước ra khỏi phòng, nhìn trực diện vào tôi.
Chiếc giày trượt khỏi khẽ tay tôi và rơi xuống sàn.
Tôi tuột tay không phải là vì bồn chồn, hối hận, hay sợ hãi.
…Mà là cảm giác phấn khởi.
Một nụ cười tràn ra khỏi khoé miệng tôi. Suýt chút nữa là tôi đã thốt lên trong hân hoan. Nhưng tôi đã đinh ninh con tim mình phải làm chuyện đó. Phải đứng dậy và di chuyển, để cha có thể nhìn rõ nét thân xác của mẹ.
Ánh mắt cha lay động. Cha trỏ một tay vào cái thể xác ấy và tiến lại gần. Ánh đèn nhập nhờ soi sáng toàn thân thể trơ xương của cha. Ông ấy không khác gì một cái vỏ không hồn.
Cặp mắt thâm quầng của cha loé lên một ánh sáng kỳ lạ khi ông nhìn vào khuôn mặt sung máu của người đàn bà.
Phấn khích quá đi thôi.
Bởi vì có thể cha sẽ la lên “Là mày sao?!” Bởi vì có thể cha sẽ ra tay đánh đập tôi.
Bởi vì, cuối cùng, tôi có thể được cha để ý rồi.
Cha bất lực quỳ xuống bên cạnh thân xác ấy. Cha lấy tay run run nâng cằm của người phụ nữ lên. Một khi đã xác nhận được khuôn mặt ấy, cha ôm trọn lấy thân xác và bắt đầu gào lên như một con thú.
Tôi cố hết sức mình để giữ bình tĩnh và thỏ thẻ.
“Con làm đấy.”
Tôi đã nói với ông ấy thế.
Tôi cố che giấu sự thích thú của mình.
“Do con làm đấy, thưa cha.”
Tôi rùng mình khi nói từ cuối. Tôi đã cất tiếng gọi “cha” biết bao lần trong mơ, nhưng tôi chưa bao giờ nói bên ngoài cả. Tôi xúc động đến phát khóc luôn này.
Cha ngước lên trong tích tắc. Nhưng cặp mắt ướt đẫm của cha vẫn không đoái hoài đến tôi, mà lại quay trở về xác của người phụ nữ.
Tôi có linh cảm xấu.
Tim tôi đã đập nhanh vì hưng phấn, nhưng lòng ngực tôi lại chan chứa một thứ khác hẳn.
Cha vẫn tiếp tục gọi tên người phụ nữ. Ngọn đèn dầu chợt nhoè đi như để cùng phơi bày nỗi lo âu của tôi.
“Là con! Con đã làm đấy!”
Tôi dang rộng đôi tay. Một vết máu văng ra. Bàn tay phải bị thương của tôi vẫn còn nắm chặt một con dao. Là vũ khí của tôi.
Nhưng cha chỉ tiếp tục khóc, không nhúc nhích một li.
Mặt tôi tái xanh.
“Cha ơi.”
Tiếng hét giờ đã trở thành tiếng khóc.
Dù tôi có gọi ông ấy bao nhiêu lần, cha vẫn không chịu nhìn về phía tôi.
—Tại sao?
Tại sao cha không nhìn con? Tại sao cha chỉ nhìn người phụ nữ đó?
Tại sao vậy hả, tại sao cha cứ phải cho thấy cha không hề yêu thương con?
“Dừng lại.”
Dừng lại đi. Thôi nhìn người đàn bà đó đi. Con không muốn phải chứng kiến cảnh này.
Tiếng khóc than của cha càng lúc càng lớn, nỗi tuyệt vọng của tôi lại càng tăng lên. Tiếng ồn trào dâng ở hai bên tai.
Răng tôi nghiến vào nhau.
Cơ thể tôi giãy giụa hét lên:
“DỪNG LẠI ĐI!!!”
Và rồi.
Tôi đã vung con dao xuống để kết lại cảnh tượng kinh khủng này.
5
Tôi ngơ ngác đứng đó.
Tay phải tôi nặng trĩu, cứ như đã bị a quỷ chiếm đoạt. Máu chẳng biết của ai đã nhỏ từng giọt xuống từ mũi dao, để lại thành vết trên sàn nhà.
Cha ngã xuống trên thân xác của mẹ. Thân xác hai người họ đan lẫn vào nhau mà không để lại kẽ hỡ nào cho tôi xen vào, chỉ nhìn thôi đã khiến tôi tức điên lên.
Ông ấy vẫn bám chặt vào cơ thể mẹ trong những giây phút cuối đời.
Ngoài mẹ ra, cha chẳng thấy được gì khác. Một cuộc sống thiếu mẹ thì quá đỗi đau đớn cho cha. Đúng rồi. Như vậy là tốt nhất.
Tôi dần lùi ra sau. Khi đó tôi nhận ra cánh cửa dẫn đến căn phòng kia còn đang mở he hé.
Đó là phòng của cha. Không, nói chính xác thì là của cha và người phụ nữ từng là mẹ tôi.
Tôi không thể rời mắt mình khỏi khe cửa. Tim tôi đập thình thịch, đều đều.
Từ trong phòng toả ra một hương thơm ngọt ngào không giống với của mẹ. Như có ai đó đẩy mình từ sau lưng, tôi mở cánh cửa với bàn tay vẫn đang cầm dao của mình rồi bước vào.
Chỉ có tiếng mở cửa cót két là vang lên tai tôi. Hương thơm ngọt ngào ấy lan khắp căn phòng. Nồng nặng đến phát ói.
Trong này thật tối tăm.
Có một chiếc giường nằm ở trong cùng. Cây nến nhỏ đặt trên bàn đã thấp sáng yếu ớt lên trên căn phòng chật hẹp này.
Trên bàn còn có bát dĩa, cũng như một vật hình trụ kì lạ. Khói bốc lên từ một đầu, nhờ vậy tôi mới nhận ra đó là một tẩu thuốc lá.
Chắc là của cha tôi.
Hương thơm ngọt ngào đã bắt nguồn từ đó.
Tôi chậm rãi tiến tới bên giường. Đồ vật nằm rải rác dưới sàn, nếu không cẩn thận thì tôi sẽ vấp mất.
Đến nơi, tôi ngồi xuống. Nó cứng hơn giường của tôi, ngồi cũng chẳng thoải mái chút nào. Họ đã nhường cho tôi chiếc giường tốt hơn sao?
Nghĩ đến thôi đã khiến tôi khó thở.
Tôi sẽ không bao giờ biết được nữa.
Tôi ngắm nhìn làn khói phát ra từ cái tẩu. Ngay sau đó, tôi cảm thấy cứ như vừa nhìn thấy một ảo ảnh qua làn khói. Cha, mẹ, và tôi đều đang mỉnh cười. Chúng tôi trông hệt như một gia đình đầm ấm hạnh phúc.
A…
Híc.
Tai sao phải xảy ra chuyện này?
Ảo ảnh về một gia đình hạnh phúc chợt tan biến, và tôi bỗng nhận thức được hai cái xác ở lối ra vào, cũng như con dao tôi đang đặt trên đùi.
Sao mọi chuyện lại thành ra như vậy?
Tôi chỉ muốn được yêu thương.
Tôi muốn yêu thương bọn họ.
Nhưng không ai yêu thương tôi cả.
Mắt tôi rát quá. Có lẽ khói thuốc lá đã len vào mắt. Tầm nhìn của tôi lại mờ đi mỗi lần tôi chớp mắt.
Không ai yêu thương tôi.
Tại sao vậy hả?
—Vì tôi bị bệnh sao?
Tôi chạm vào miếng băng trên mặt; một mớ hỗn độn giữa mồ hôi, nước mắt, và máu tung toé. Như muốn kiểm tra gì đó, tôi chạm vào làn da nứt nẻ của mình.
“Ựựựự...”
Tôi cào làn da lỡ loét như bò sát của mình. Đau. Nhưng tôi vẫn tiếp tục, như thể đang bị yểm bùa.
Bởi vì tôi bị bệnh – Bởi vậy mà –
Không ai yêu tôi cả. Mọi người đều chạy trốn khỏi tôi.
Cha không chịu nhìn tôi.
Mẹ bỏ ơi tôi.
Tôi là gì?
Ellen. Đó là tên tôi. Nhưng Ellen là gì?
Một con bé tàn tật, xấu xí, bẩn thỉu, đáng ghê tởm? Một con búp bê chỉ biết nhìn vào nơi hang cùng ngõ hẻm? Một con bé vĩnh viễn không bao giờ được yêu thương?
“AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA”
Không chỉ dừng lại ở mặt, tôi bắt đầu xé toạc mái tóc của mình. Từng sợi tóc vướng vào miệng, dính đầy nước bọt. Đau. Đau quá. Nhưng nơi tôi còn gào thét dữ dội hơn nữa.
Bỗng chợt, tôi nghe tiếng cửa sổ mở tung ra, kéo tôi trở về với thực tại.
Một cơn gió mạnh thổi vào qua khung cửa sổ. Đúng lúc đó, cái tẩu thuốc còn cháy đã rơi khỏi bàn và bắt đầu đốt cháy một mảnh vải trên sàn.
Não tôi vài giây sau mới hoạt đ���ng lại. Nó sẽ bắt lửa mất. Tôi nhanh chóng đứng dậy
—Nó phải biến mất.
Dòng suy nghĩ của tôi chợt khựng lại.
Biến mất?
Nhưng vì lý do gì?
—Căn này còn thứ gì nữa đâu.
Tôi tránh xa ngọn lửa đang dần lan toả và cháy rực hơn, rồi phóng nhanh ra khỏi nhà.
Ở nơi ngõ hẻm giữa đêm khuya.
Tôi mới chạy qua được hai căn nhà mà đã hết hơi ngay tức khắc.
Đôi chân trần của tôi chạm vào mặt đường lạnh cóng.
Nó được nhuốm màu đỏ của máu tôi, và máu của bọn họ nữa.
Tôi đang để lại dấu chân. Có lẽ số phận của tôi kể từ khi sinh ra là phải luôn mang đôi giày nhuốm đỏ rồi. Tôi vừa đi vừa suy nghĩ vậy.
Con dao tôi nắm chặt trên tay hoà quyện vào trong màn đêm và trở thành một bộ phận của cơ thể tôi.
Cái khu ổ chuột này không có lấy một cây đèn đường. Đang đêm hôm khuya khoắt nên cũng chẳng có ánh sáng nào phát ra từ những căn nhà.
Chỉ có ánh trăng chiếu rọi lên tôi. Quanh đây không có một ai để khiển trách hành vi của tôi. Những kẻ phán xét tôi đã cất đi cán cân của họ và rơi vào giấc ngủ say.
Trên đoạn đường, tôi vấp ngã và té xuống một nơi đầy rác rưởi.
Nơi này toàn rác, mảnh kim loại, và nhiều loại phế phẩm khác.
Lồng ngực và dạ dày đau nhức, nên tôi cứ thế ấp mặt xuống. Tôi không còn sức để mà đứng dậy, chỉ quay đầu được sang một bên.
Tôi thở ra một luồng khí trắng lạnh lẽo và đột nhiên toàn thân thấy mệt mỏi.
Tôi siết chặt con dao trong tay phải mình.
Lưỡi dao nhuốm bẩn loé lên lờ mờ, khiến từng ngón tay kiệt quệ của tôi run rẩy.
“Muốn chết không?”
Con dao như đang hỏi tôi.
Tôi yếu ớt lắc đầu.
Không được. Ngươi là răng nanh của ta mà. Một con mèo làm sao có thể dùng răng của chính nó để tự cắn nát cổ được nhỉ?
Tôi nhắm nghiền mắt.
Tôi nên làm gì bây giờ? Trước mắt tôi phải tỉnh dậy vào ngày mai. Nhưng còn ngày mốt thì sao? Và ngày mốt nữa?
Rùng mình trước cơn lạnh, nước mắt ứa ra vì cẳng chân đau nhức, những đêm không ngủ với cái bụng rỗng tuếch, không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sẽ sớm mê man thôi.
Và rồi có lẽ ai đó sẽ chôn vùi tôi.
Có lẽ một bàn tay nhân hậu nào đó sẽ dẫn tôi đến với chiếc giường êm ái của đất mẹ.
Tôi biết trên đời làm gì có chuyện đó.
Tôi đã chôn con mèo đó còn vì con bé là mọt sinh vật mỏng manh, nhỏ bé.
Bởi vì nó đủ nhỏ cho tôi ôm trọn bằng cả hai tay.
Và bởi vì tôi biết vẻ đẹp mỹ lệ của con mèo. Tôi biết lối sống đẹp đẽ của con bé. Vậy nên tôi muốn ôm choàng lấy nó.
Còn tôi, liệu có ai biết về tôi không? Liệu có ai từng quan sát tôi chứ? Có đi chăng nữa thì ai đời lại nghĩ tôi đẹp hả?
Không một người nào chịu ra tay giúp tôi hết. Có thì tôi cũng ngu ngốc chối bỏ nó thôi.
Tôi tưởng tượng bản thân mình trở về nơi con mèo đó ở trong con hẻm.
A… có lẽ tôi vẫn hợp nơi đó nhất.
Tôi đã không nghĩ ngợi về nó nữa.
Và ngay lúc đó…
“Chào.”
Một giọng nói thình lình kéo tiềm thức tôi trở về.
Nghe giống tiếng nói của một cậu bé nào đó, nhưng giọng điệu lại điềm tĩnh đến lạ thường. Không rõ vì sao nhưng tôi cảm thấy rất kích thích và đã nâng người mình dậy.
Tôi lướt mắt nhìn quanh để xem giọng nói đó phát ra từ đâu, nhưng không thấy ai hết.
“Trên đây cơ, Ellen.”
Giọng nói đó gọi tên tôi như thể cả hai đã quen biết từ lâu.
Tôi ngước nhìn lên, và thấy một con mèo đen đang ngồi trên một hàng rào đã mục nát. Không biết nó đã leo lên đó từ khi nào nữa.
Ánh trăng trôi lơ lửng ngay sau lưng con mèo, với sắc màu y chang đôi mắt của nó.
Tôi dĩ nhiên nhớ ngay đến con mèo mình đã chôn cất. Cặp mắt màu vàng của nó hệt như của con bé đó vậy.
Nhưng vẫn có sự khác biệt. Đây không phải con bé đó. Bởi vì con bé đó chỉ là một “con mèo”.
Thứ đang hiện hữu trước mặt tôi không phải là một “con mèo”. Loài mèo không thể nói tiếng người.
“Cô đã giúp ích cho tôi lắm đấy. Mém chút nữa là tôi chết đói rồi.”
Hắn liếm bàn chân mình với vẻ hài lòng. Điệu bộ không khác gì một con mèo bình thường.
Tôi dụi mắt. Đây không phải là ảo ảnh
“Tôi…” Tôi lầm bầm
“Tôi đã giúp cho ông chuyện gì sao?”
Có lẽ vui mừng vì cuối cùng tôi cũng đã trả lời, con mèo háo hức nói.
“Đúng vậy! Nhờ cô mà tôi có được âm điệu của hai linh hồn ngon phết!”
Lời tuyên bố của hắn khiến tôi nhướng chân mày.
Hắn nói cái gì cơ? Linh hồn ư?
“Đúng rồi, mỗi con người đều được tạo nên bởi linh hồn và thể xác. Không biết hả?”
Tôi khẽ lắc đầu mình.
Con mèo hắng giọng ,“E hèm!” một cái, rồi lại nói.
“Con người sinh ra có một linh hồn và một cơ thể. Cô không thể ăn nó khi họ còn sống. Nhưng khi họ lìa trần thì chỉ việc hút linh hồn ra và thưởng thức thôi. Cơ mà chúng tôi ít khi được những dịp như vậy lắm. Vậy nên chúng tôi phải để một ai đó khác giết chúng thì mới được ăn ngon, là vậy đấy. Mà đó lại là điều cô tình cờ làm hôm nay, đúng là cứu tinh của đời tôi mà! Nếu cô không có ở đó thì tôi chẳng biết lo liệu ra sao nữa… Này Ellen, cô bị sao thế?”
Tôi đứng dậy, hai bàn chân vẫn run bần bật. Gương mặt tôi chắc là đã trở nên tái nhợt như bầu không khí đêm khuya vậy.
“…Ông đã ăn cha tôi?”
Tôi không biết những thứ mang tên linh hồn này là gì đi nữa. Nhưng có vẻ nó rất quan trọng đối với mỗi con người.
Và hắn ta đã ăn nó ư?
Tôi cảm thấy như là thứ sinh vật trước mắt tôi đã làm ô uế cha vậy. Kì lạ thay, người phụ nữ từng là mẹ tôi đã không hề hiện lên trong dòng suy nghĩ đó.
“À ờ, nhưng mà…”
Hắn ra vẻ quan ngại. Nhưng đó nhất định chỉ là làm cho có thôi. Hắn không thực sự quan tâm chút nào.
“…Ellen à. Ừ thì, chuyện bọn tôi ngang nhiên làm những điều ngoài tầm với của những trai xinh gái đẹp như cô thì nghe ích kỷ thật. Nhưng ngay cả khi tôi nói rằng tôi đã không ăn ổng thì có cô biết chắc được không chứ? Mà tôi ăn ổng hay không thì có ảnh hưởng gì đến cô sao?”
Con mèo vung vẩy cái đuôi dài.
Tôi không thể đáp lại.
Hắn nói không sai.
Con mèo đen lẳng lặng nhìn xuống phía tôi. Đôi mắt của ánh lên sự lãnh đạm như của con búp bê, làm tôi rất khó chịu. Tôi vô thức quay mặt đi. Môi tôi run bần bật không biết vì lạnh hay sợ nữa.
Tôi đang nói chuyện với cái thứ quái quỷ gì vậy này?
Tôi thở dài để xua tam cảm giác bất an rình rập mọi nơi.
Cơn đau ở hai cẳng chân tôi dường như đã quay lại. Tay phải tôi nhức nhói theo từng tiếng đập của con tim. Nghĩ đến việc tôi đang phải đứng trên mặt đường lạnh cứng thế này, lòng tôi như chực trào muốn khóc.
Tôi nên làm gì bây giờ?
Tôi vừa nghĩ vừa nhìn về ánh trăng sau lưng con mèo. Ánh trăng ngỡ như đã biến sang một màu đỏ kỳ dị, giống hệt huyết quản lưu thông.
“Chuyện là vậy, nên tôi muốn cảm ơn cô.”
“Hả?”
Giọng điệu hơi the thé của con mèo đã kéo tôi lại.
“Ác quỷ như bọn tôi lượm được linh hồn nhờ những đứa trẻ như cô. Sau đó chúng tôi trả ơn cho chúng bằng cách ban tặng phép thuật. Tôi đang tính cho cô một câu thần chú rất là đặc biệt đấy, Ellen.”
“...”
Tôi chỉ nhướng một bên lông mày, không buồn phản ứng thêm gì nữa.
Tôi thậm chí còn chẳng muốn mở miệng.
“Ellen, tôi sẽ cho cô một căn nhà.”
—Căn nhà.
Mắt tôi đã mở to hơn chút ít trước từ đó.
Con mèo hình như cũng để ý thấy.
“Giờ cô cũng đâu còn nơi nào để đi nhỉ? Cô có thể tiếp tục sống như thế này không? Rốt cuộc cô cũng chỉ lê lết cặp chân thối rữa của mình rồi chết ở thị trấn bẩn thỉu này thôi. Nghe tệ thật, nhỉ? Tôi thì lại chẳng muốn thấy thế. Cứ đi với tôi. Tôi sẽ hậu đãi cô.”
Lời của con mèo dịu dàng vọng lại bên tai, nở ra một đoá hoa tươi thắm trong tâm trí tôi. Một nơi nghỉ nơi ấm áp. Đó là điều mà cơ thể rét run của tôi muốn hơn hết thảy vào lúc này…
“Có cháy!!”
Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng la hét.
Tôi quay về phía tiếng động áy và nhìn thấy lửa khỏi bốc lên từ nơi căn nhà mình.
Từng ngọn lửa trỗi dậy, phân tán đám mây xung quanh, chẳng thể nào dập được, và cứ thế bừng cháy với tiếng ầm ầm khủng khiếp.
Tôi ngắm nhìn ngọn lửa trong kinh ngạc.
Không thể trở về căn nhà đó được nữa.
Căn nhà đó chưa từng yêu thương tôi.
Khuôn mặt của cha mẹ hiện lên tâm trí tôi. Họ bị nhuốm sắc đỏ trong ký ức tôi, và đang hoà quyện cùng với ngọn lửa xa kia.
Mắt tôi rát, nhưng không phải bởi vì khói lửa.
“Sao nào?”
Con mèo cất tiếng hỏi.
Tôi quay sang hắn.
Tôi không quan tâm là ác quỷ hay pháp thuật gì hết. Tôi chỉ biết rằng mình sẽ trở thành một cái xác chết lạnh cóng ở nơi hang cùng ngõ hẻm nếu từ chối.
—Mình không thích cái lạnh.
Vậy nên tôi đã gật đầu.
Cử chỉ đó rất mơ hồ, có lẽ nhìn giống như tôi đang cúi đầu xuống thôi.
Nhưng con mèo xem nó như sự chấp thuận, và rồi ý thức tôi đã bị cắt đứt như một sợi dây chun.
Có người đến rồi lại đi, người thì vội vã chạy đến nơi hoả hoạn, người thì chỉ đứng nhìn từ phía xa.
Nhưng không ai nhận ra, sâu trong nơi ngõ hẻm, một cô bé và một con mèo đen đã biến mất như thể bị màn đêm nuốt chủng.