Hồi 3 : Trận phục thù Atropatene (1)
Độ dài 1,567 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-09-17 23:40:57
Cái nóng thiêu đốt vạn vật trên mặt đất, ngay cả cỏ cây cũng héo mòn. Nói đúng hơn thì chúng đang chfim vào giấc ngủ say, đến khi nắng hè lịm tắt, vùng đất hồi sinh nhờ bàn tay dịu dàng của màn đêm.
Vào thời điểm nắng nóng, khách lữ hành cũng ít ra ngoài vào ban ngày. Họ ngủ trong quán trọ rồi di chuyển vào ban đêm. Để không bị trộm cướp tấn công, họ thường đi thành đoàn đội, có khi là cả một nhóm lớn gồm hàng nghìn người, nối đuôi nhau trên đường đêm. Vào thời bình, đó là cách làm khôn ngoan nhất. Nhưng trong cảnh chiến loạn như hiện nay, vẫn có những người đồng hành cùng nhau trong cái nóng thiêu đốt.
Đó là Jaravant của Pars và Jimsa của Turan. Bây giờ họ đã không còn là những kẻ địch không đội trời chung trên chiến trường nữa, mà là đồng đội thân thiết. Họ rời căn cứ của vua Andragoras, định hội quân với nhóm của thái tử Arslan nhưng cho đến nay vẫn chưa gặp được, đành phải tiếp tục lên đường.
Nếu như họ không thông thạo địa hình, kiên nhẫn chờ quân của thái tử, có thể họ đã đạt được mục đích rồi. Nhưng cả hai đều trẻ tuổi máu nóng, không cách nào ngồi yên quá lâu, nên họ thường di chuyển khắp nơi, dẫn đến những tình cảnh dở khóc dở cười.
Jimsa đến từ Turan nên không thạo phương hướng ở Pars là chuyện đương nhiên. Còn Jaravant là người Pars nhưng anh lại sinh ra ở miền đông, không rõ đường xá gần kinh thành Ecbatana. So với thời bình, việc đi lại khó khăn hơn, cũng không có ai để hỏi đường. Ngoài ra, mỗi khi thấy quân Lusitania hay quân Pars, họ đều phải trốn đi. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, họ không có cách nào ngoài tiếp tục cuộc hành trình. Jaravant thở dài.
“Chán quá. Giá có người đẹp đi cùng, chứ sao ta phải đến nơi hoang vu cằn cỗi với một gã đàn ông thô kệch thế này?”
“Ta mới phải nói câu đó. Tại ngươi mà chúng ta cứ gặp xui xẻo hoài.”
“Nói cái gì đấy? Ta gặp xui xẻo là do ngươi mới đúng. Đừng có đổ lỗi linh tinh.”
Họ vừa cưỡi ngựa vừa hằn học nhau. Nếu là lúc nóng máu thì có khi còn rút kiếm ra đấu, nhưng giờ cả hai đều đã mệt mỏi bơ phờ, mà cũng đã cãi nhau nhiều đến phát chán. Họ là những chiến binh thực thụ, quân địch đông cả trăm cả nghìn cũng không khiến họ chùn bước, nhưng cảm giác lang thang không phương hướng khi xung quanh không có đồng đội khiến họ bực bội khó tả. Dù cứ chốc chốc lại gây gổ với nhau nhưng cả hai vẫn kiên trì đồng hành.
Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Dù động lực vẫn còn dồi dào nhưng lộ phí lại sắp cạn. Jimsa không biết cách đi lại ở Pars nên một mình Jaravant phải lo kinh phí. Nếu Jimsa mà giỏi tiếng Pars hơn để tranh cãi với Jaravant thì có khi hai bên đã mâu thuẫn nặng nề rồi.
Đến ngày 9 tháng 8, bất ngờ xảy ra một một sự kiện lúc mặt trời lặn. Hai người họ bắt gặp một đám người lấm lem bẩn thỉu, đông đến cả ngàn, đi về hướng tây bắc, có người ngã xuống, ngồi bệt trên mặt đất, có người thậm chí đã chết. Nhìn áo giáp và những lá cờ rơi vãi, họ hẳn là lính Lusitania.
Hai chiến binh trẻ nhưng dày dạn kinh nghiệm liền trao đổi với nhau.
“Xem ra quân Lusitania và quân Pars vừa xảy ra một trận chiến lớn gần đây. Quân Lusitania bị đánh bại.”
Jaravant cảm thấy vô cùng tiếc nuối.
“Nếu ta có một 1000 quân trong tay, ta sẽ đột kích vào ban đêm và tiêu diệt chúng. Tiếc là chỉ với hai ta thì không làm được gì.”
Nghe vậy, Jimsa vẫy tay.
“Đừng bi quan như thế, chúng ta cứ cẩn thận quan sát động tĩnh quân Lusitania, nhất định sẽ có ích về sau.”
“Đúng vậy. Lúc này chắc chúng cũng không chú ý đến hai ta.”
Hai chiến binh Pars và Turan từ từ tiếp cận quân Lusitania trong lúc để cho hai con ngựa mệt mỏi của họ được nghỉ ngơi. Thật tốt nếu họ gặp được thái tử và ghi chút công trạng.
Một nửa số quân Lusitania không có vũ khí, ngựa hay áo giáp, họ giống dân tị nạn hơn. Mệt mỏi, đói khát, ngồi bất động dưới nắng nóng. Để làm dịu cơn đói, họ xẻ thịt lũ ngựa và ăn sống, thậm chí đồng đội còn tranh giành lẫn nhau.
Tuy nhiên, một nửa đại quân vẫn trong trạng thái được trang bị tốt. Thống lĩnh của họ là công tước Guiscard vẫn còn sống, tướng Montferrat vẫn an toàn. Họ đã đến được Atropatene ngày hôm kia và dựng trại tại đó.
Guiscard dự định bố trí đội hình ở đây. Hắn hy vọng trong thời gian này, nội bộ quân Pars xung đột, khiến cả đôi bên đều bị tổn thất. Nhưng mọi việc có thể sẽ không dễ dàng như thế. Dù sao đi nữa, việc tổ chức lại lực lượng vẫn cần phải làm, và sẽ tốn chút ít thời gian.
“Đây là Atropatene. Mùa thu năm ngoái, quân Lusitania chúng ta đã đánh bại lũ ngoại đạo ở đây, để vinh quang của chúa tỏa sáng trên mặt đất này. Đây là vùng đất đáng ghi nhớ. Hãy dùng nó làm căn cứ của mình. Trước mắt, cứ kệ lũ ngoại đạo vênh vang trong chiến thắng tạm thời của chúng.”
Trên thực tế, quân Lusitania đã gặp bất lợi kể từ khi thắng trận Atropatene và chiếm đống kinh đô Ecbatana. Tướng Montferrat đã nói :
“Thành quả của một trận thắng bị phá hủy bởi những thất bại liên tiếp.”
Mặt khác, trận Atropatene cũng mang đến những lợi ích to lớn cho Lusitania. Nhờ nó, dù đã trải qua nhiều thất bại nhưng họ vẫn có đường lui.
Tuy nhiên, con bài tẩy cuối cùng để thương lượng này cũng đã mất.
Guiscard không thể quay lại nữa. Nếu mất đi căn cứ này, hắn sẽ vĩnh viễn phải rút lui khỏi Pars, trốn về phía tây bắc của vương quốc Maryam. Maryam đã nằm dưới sự cai trị của quân Luisitania từ năm ngoái, và người đứng đầu là tổng giám mục Bodin. Với Guiscard, lão cũng là kẻ thù không đội trời chung. Nếu Guiscard bại trận và trốn đến Maryam, lão nhất định sẽ vỗ tay reo hò : “Đây là hình phạt cho những kẻ bất kính với linh mục và đức chúa.” Sau đó bắt giam Guiscard trong pháo đài hoặc tu viện. Không, có thể lão sẽ giết Guiscard bằng những tội danh bịa đặt.
Sao hắn có thể để mọi chuyện xảy ra như thế? Guiscard thầm nghĩ. Hắn sẽ ở lại Atropatene câu giờ, chờ cuộc nội chiến khiến các thế lực Pars tự diệt, sau đó tiến hành trận phản công cuối cùng.
Để chống trả, hắn vứt bỏ những thứ thừa thãi. Hắn không cần những binh lính hèn kém, chỉ tổ lãng phí quân lương.
Guiscard bỏ lại những người lính đi lạc, ngã xuống giữa cái nóng thiêu đốt. Hắn chỉ chào đón những người sống sót đến được Atropatene, cung cấp cho họ nước, thức ăn và vũ khí. Guiscard dùng sự sống và cái chết để vứt bỏ cặn bã, chắt lọc tinh hoa, dồng thời chỉnh đốn lại 10 vạn binh sĩ. Theo hắn, con số này vẫn là quá nhiều. Hắn chỉ cần 5 vạn, nhưng buộc phải là những chiến binh tinh nhuệ.
Guiscard uống chút rượu nóng với vẻ mặt sầu khổ. Lúc này, có tiếng ồn ào và tiếng loảng xoảng ở bên ngoài, nghe kỹ thì có thể nhận ra là tiếng đao kiếm. Guiscard không khỏi thấy lo lắng, Lẽ nào có binh lính phản bội? Nhưng rồi các hiệp sĩ báo tin đã bác bỏ suy nghĩ này.
Hóa ra hai người Jaravant bí mật đột nhật vào khi doanh trại trại rồi vô tình bị lính trinh sát Lusitania phát hiện. Sau khi mau lẹ chạy thoát thân, Jimsa lập tức mắng.
“Làm ăn thế đấy à, tên ngườu Pars!”
“Ta đâu có cố ý!”
“Đúng rồi, làm gì có ai cố tình muốn bị phát hiện đâu!”
Jimsa quát lên nhưng vì là người nước ngoài nên mỗi khi quá kích động, tiếng Pars của anh ta không được lưu loát. Cảm thấy tiếng Pars quá phức tạp, anh ta lại nói tiếng Turan.
“Đồ ngộc!”
Một trong những hiệp sĩ Lusitania biết chút tiếng Turan đã giật mình khi nghe giọng Jimsa, bèn lo lắng báo với tướng Montferrat.
“Hình như quân turan tấn công. Xin tướng quân cẩn thận.”
Montferrat gầm lên.
“Quân Turan không đời nào tới một vùng đất hướng tây thế này, thật nực cười. Đuổi theo những tên đó ngay!”
Montferrat đã đúng, không có đội quân Turan nào trên bình nguyên Atropatene cả, chỉ có quân Pars. Vào lúc này, 2 vạn 5 ngàn quân do Arslan chỉ huy đã đến địa điểm cách căn cứ của Lusitania bốn farsang.