Arslan Chiến ký
Tanaka Yoshiki
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Hồi 1 : Kinh đô của của đất và nước (1)

Độ dài 1,389 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-09-08 00:07:44

Ánh nắng gay gắt giữa hè như thiêu cháy cả mặt đất. Trên cao, giữa nền trời trong vắt, mặt trời bao phủ như một chiếc đĩa phát sáng. Trăng sao ẩn mất dạng, như đang đợi vầng thái dương kia mệt mỏi quay về chỗ nghỉ.

Ngày 20 tháng 6 năm 321 lịch Pars.

Kinh đô hoàng gia xứ Pars, “Ecbatana tráng lệ” như bước vào kỳ nghỉ dài dưới ánh nắng cuối tháng 6. Dù khu chợ không còn nhộn nhịp nhưng người dân lại chẳng thể thảnh thơi tận hưởng một giấc nghỉ trưa, chứ đừng nói là vui chơi an hưởng, đặc biệt là quân lính Lusitania đang chiếm đóng.

Hoàng tử, công tước Guiscard, em trai vua Lusitania, đồng thời cũng là người nắm giữ quyền hành thực sự, ba sáu tuổi, đi đi lại lại trong phòng với nét khổ sở trên gương mặt gầy. Cách đây không lâu, quan thư ký triều đình đã đến thăm và báo cho hắn một tin không vui.

“Càng lúc càng thiếu nước. Không có nước thì ngay cả sinh tồn cũng khó chứ đừng nói đánh giặc. Chúng ta phải làm sao đây?”

Vấn đề thiếu nước đã được cảnh báo từ mùa đông năm ngoái. Khi tổng giám mục Bodin quyết định công khai đối đầu với Guiscard và trốn sang Mariyam, lão ta đã phá hủy toàn bộ kênh dẫn nước. Guiscard biết tầm quan trọng của những con kênh này nên đã huy động vô số nhân lực cho việc sửa chữa, nhưng mọi chuyện vẫn không suôn sẻ. Các kỹ sư thủy lợi giỏi ở Pars đều bị quân Lusitania giết, sách ghi chép phương pháp xây dựng công trình cũng bị Bodin đốt sạch. Quân lính đã quen sống an nhàn, không muốn làm công việc vừa vất vả vừa thấp kém này. Hơn nữa, Pars đang chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công toàn diện. Lusitania không thể điều những người lonhs quý giá ra công trường. Vì thế, dự án khôi phục vẫn chưa tiến triển được một nửa so với dự kiến.

Dù khoảng 3 vạn người Pars đã bị ép phải đi lao động dưới sự đe dọa của đòn roi và xiềng xíc nhưng họ không tự nguyệt chút nào. Đặc biệt là thời gian gần đây, tin quân Lusitania bị quân của thái tử Arslan đánh bại lan truyền khắp nơi, khiến cho nhiều người nổi loạn hoặc bỏ trốn.

Để giết gà dọa khỉ, quân Lusitania thi hành những hình phạt dã man với những ai chống cự hay chạy trốn như chặt một bàn tay, móc mất, chôn sống, dội nước sôi, thậm chí cho chó sói ăn thịt. Chứng kiến những hành động tàn ác này, lòng căm thù của người Pars với quân Lusitania càng sục sôi. Tình trạng hiện giờ của Lusitania tựa như một mê cung không lối thoát.

“Hết chuyện này đến chuyện khác, khi nào mới xong đây…”

Khi nào mới có thể ổn định để bắt đầu tiến hành soán ngôi? Guiscard thầm nghĩ nhưng không nói ra. Vài ngày trước, hắn đã tống giam người anh trai vô dụng Innocentius đệ thất của mình vào một tòa tháp trong cung điện. Hắn còn chưa quyết định có giết ông ta không, nói đúng hơn giờ chưa phải thời điểm thích hợp. Hắn chưa tìm ra người sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của anh mình. Chừng nào vấn đề này chưa có hướng giải, hắn sẽ không hành động bồng bột.

Sau khi sai cấp dưới xử lý sự việc, Guiscard bảo họ rời đi, sau đó có một vị khách tìm đến. Guiscard dành cả buổi để tiếp vị khách này vì đã lâu chưa trò chuyện. Đó là một người đàn ông cao lớn trong bộ áo giáp xứ Pars.

“Có vẻ ngài đang gặp rắc rối nhỉ, điện hạ.”

Một lời nói trang trọng nhưng giọng điệu đầy mỉa mai sau tấm mặt nạ bạc. Người đó là đứa con trai may mắn sống sót của vua Osroes đệ ngũ, vị vua thứ 17 của Pars, tên Hilmes, nhưng Guiscard là người Lusitania duy nhất biết điều này. Cả Hilmes và Guiscard đều là người trong hoàng tộc và ghét vị vua hiện tại của mình, muốn giành lấy ngai vàng cho bản than. Hai người họ đều cùng một giuộc nên sẽ phần nào thấu hiểu lẫn nhau, phải không? Nhưng không hề.

Vua Andragoras, người bị giam trong ngục tối cách đây 1 tháng đã bắt Guiscard làm con tin rồi trốn thoát cùng hoàng hậu của ông ta, Tahamine. Khi nghe tin này, Hilmes không khỏi sửng sốt, sau đó nổi cơn thịnh nộ. Người Lusitania dám để xổng mất kẻ thù mà hắn mất bao nhiêu công sức mới có thể bắt giữ được.

“Dù ta nói điều này nghe có vẻ vô lễ, nhưng điện hạ đã quá thất trách. Nói đúng hơn, ngài đã bị Andragoras điều khiển trong khi hắn chỉ là một tù nhân không có khả năng chống cự. Hay người Lusitania các ngài toàn những kẻ yếu kém như vậy?”

Hilmes đã cố hết sức kìm nén sự tức giận lẫn thất vọng. Nhưng Guiscard cũng như hắn, chẳng lấy gì làm vui vẻ. Hắn đã trải qua nỗi nhục nhã cùng cực khi bị Andragoras giữ làm con tin, sau đó còn bị mắng là bất tài, sao có để ngồi im chịu đựng được? Guiscard đáp trả lại.

“Ta thừa nhận mọi chuyện diễn ra không thuận lợi. Nhưng sai lầm lớn nhất ngay từ đầu là giữ mạng cho Andragoras. Nếu ngài giết hắn ngay khi bắt được thì hắn đã không có cơ hội nào. Vậy mà ngài để hắn sống chỉ để nhiều lời vô ích.”

“….Ý ngài là mọi chuyện đều do ta?”

Cặp mắt Hilmes nhìn Guiscard đầy mỉa mai qua tấm mặt nạ. Dù Guiscard có chút e sợ nhưng biểu hiện trên nét mặt vẫn ngoan cường, đáp.

“Ta không nói thế. Dù sao đây cũng là điều duy nhất lão Bodin nói đúng. Thật trớ trêu.”

Guiscard xử lý hết sức khéo léo, và cơn thịnh nộ của Hilmes đã lắng lại phần nào. Hai người đều tránh xung đột vào thời điểm này.

“May là lão ta không ở đây.”

Hilmes cũng thay đổi đề tài một cách gượng gạo. Guiscard gật đầu dồng ý. Đột nhiên, Hilmes nhớ đến một chuyện quan trọng, bèn hỏi.

“Nhân tiện, thằng nhãi con của Andragoras thế nào? Nó có ở cùng lão ta không?”

“Việc này ta không nắm rõ, chỉ chắc chắn Andragoras đã giành toàn quyền chỉ huy quân đôi.”

Con người đáng sợ đó sắp dẫn theo một đội quân khổng lồ và tinh nhuệ đến Ecbatana. Cứ nghĩ đế cảnh này, Guiscard lại thấy toàn than ớn lạnh. Hắn chắc chắn không phải kẻ hèn nhát nhưng nỗi sợ Andragoras cũng mạnh như lòng căm thù với ông ta.

Guiscard đã mắc sai lầm trong tính toán của mình. Ban đầu, hắn ky vọng Andragoras sẽ đấu đá lẫn nhau để giành quyền chỉ huy đại quân Pars, nhưng Andragoras đã lấy lại địa vụ một cách quá dễ dàng, thậm chí scòn đày ải Arslan. Kế hoạch gây chia rẽ nội bộ quân địch của Guiscard bất thành. Hắn nghĩ bụng, có phải hoàng tử Arslan quá yếu kém không?

Lúc này, thay vì hận Andragoras, hắn còn tức giận với Arslan hơn.

Hilmes cũng có suy nghĩ riêng. Dù thế nào đi nữa, chiến lược có lợi nhất cho hắn lúc này là quân Pars của Andragoras với quân Lusitania của quân Guiscard tự diệt lẫn nhau, khiến đôi bên cùng thua thảm. Phía bên kua, Guiscard lại muốn dụ cho Andragoras đối đầu Hilmes. Hai người đều biết rõ ý định của đối phương nên không ai tin ai. Trới trêu hơn là họ không có đồng đội nào khác để chia sẻ, chỉ có thể tự mình làm mọi việc. Vì vậy mà trong hoàn cảnh hiện giờ, họ không muốn đoạn tuyệt với nhau, vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh trên hình thức.

Thật là một mối quan hệ kỳ lạ. Guiscard ra vẻ niềm nở trong khi Hilmes giấu đi biểu cảo sau lớp mặt nạ. Cuộc trò chuyện của hai người tạm kết thúc ở đó.

Bình luận (0)Facebook