Hồi 2 : Vị khách từ biển nội địa (3)
Độ dài 1,490 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-08-28 23:15:55
“Ta tên Kubard. Còn cậu?”
“Merlane.”
Chàng trai đáp cộc lốc với Kubard, người vừa lên tiếng bắt chuyện với anh ta.
“Tôi là con trai Haltash, tộc trưởng tộc Zot.”
“Ồ, tộc Zot à?”
Tọc Zot là một băng cướp quyền lực nhất vùng miền trung và miền nam xứ Pars. Kubard chắc chắn đã từng nghe về họ.
“Cậu làm gì ở chỗ này?”
“Tôi tìm em gái. Tôi không thể quay về tộc trước khi tìm được nó.”
Cuối mùa thu năm ngoái, tộc trưởng tộc Zott tên Haltash đưa con gái mình, Alfarid đi cướp bóc nhưng sau đó không quay lại. Merlane cùng một số người khác đi tìm, sau hai ngày thì thấy thi thể của cha cùng những thành viên trong tộc. Tuy nhiên, Merlane không thấy xác của Alfarid. Sau khi đưa thi hài cha cùng đồng tộc về an tang, anh phải đối diện với cuộc bầu chọn tộc trưởng tiếp theo.
“Sao cậu không trở thành thủ lĩnh mới?”
“Không, ông già ta muốn chồng của em gái ta kế nghiệp.”
“Tại sao lại bỏ qua con trai trưởng như cậu?”
“Tại ổng không ưa tôi.”
“Chắc tại cậu không dễ thương à?”
Kubard chỉ nói đùa thôi nhưng xem chừng đã đâm trúng nỗi đau âm ỉ của Merlane. Chàng trai không đáp, chỉ mím chặt môi, vẻ mặt như thể sắp nổi điên vì bất mãn trong lòng. Biểu hiện này khá đáng sợ so với khuôn mặt vốn rất trẻ trung và dễ chịu của anh ta.
Merlane từng bị người cha say xỉn đánh đạp nhiều lần. Em giá anh, Alfarid cũng vì can ngăn mà chịu đòn lây.
Sau khi tỉnh rượu, Haltash sẽ hối hận vì đánh con gái nhưng chưa bao giờ cảm thấy có chút ăn năn khi đánh con trai. Dù thừa nhận sự khôn ngoan và bản lĩnh của Merlane nhưng ông ta cũng công khai tuyên bố Merlane không được lòng người trong tộc nên sẽ không chọn làm thủ lĩnh tiếp theo.
Vì thế, sau cái chết của cha, Merlane đành phải phải tìm Alfarid, đưa về tộc, hoặc ít ra cũng phải tìm được thi hài của cô để chứng minh cô đã chết, nếu không thì còn lâu anh mới có thể trở thành tộc trưởng.
Sau khi Merlane bình tĩnh lại, hai du khách thấy một nhóm người đang đi bộ tới gần. Lúc đầy, cả hai đều cảnh giác, rút kiếm ra. Nhưng hóa ra những người tới đều là người họ đã cứu, gồm cả dân Pars và Mariyam. Một số người nói tiếng Pars bằng giọng địa phương Dailam, một số khác nói tiếng Pars bằng giọng Maryam.
Một trong số họ là vị hiệp sĩ Maryam trung niên với bộ râu đen nhánh dưới cằm, dáng người mảnh khảnh. Ông ta nói tiếng Pars, mời hai du khách lên tàu của mình.
Hai người Pars vốn không phải bạn đồng hành, cũng chẳng quen biết nhau từ trước, nhưng vẫn đồng ý đi cùng tới biển Darband. Đúng lúc đó, một chiếc thuyền nhỏ từ tàu quân sự của Maryam cập bến, và một phụ nữ Maryam ăn mặc trang trọng ra chào đón họ.
Người phụ nữ này chắc đã ngoài 60 tuổi. Tóc bà bạc trắng nhưng cơ thể vẫn đầy đặn, làn da căng bóng, lưng thẳng táp, có dáng vẻ đầy nghị lực và trí tuệ.
“Rất vui khi được diện kiến hai vị hiệp sĩ dũng cảm xứ Pars.”
“Bà là?”
“Tôi là Jovana, trưởng cung nữ trong cung điện Maryam.”
Nhìn vào khí chất thì có khi bà nói mình là nữ hoàng người ta cũng tin. Chẳng những có phong thái uy nghiêm vốn có, bà còn nói tiếng Pars rất thạo. Có chăng chỉ nghi ngờ bà không phải cung nữ mà phải ở địa vị cao hơn.
“Vậy trưởng cung nữ đây cần gì?”
“Tôi muốn nhờ hai vị một việc.”
Kubard còn chưa kịp hỏi muốn nhờ việc gì thì hiệp sĩ trung niên kia đã lên tiếng trước.
“Trước đây ngài từng giết nhiều kẻ địch rồi đúng không?”
“Đúng là ta đã giết chừng 100 con sư tử, 30 con rồng và 1000 người.”
Sau khi nghiêm túc nói câu này, Kubard lại như sực nhớ ra rồi thêm.
“À mà đêm qua ta mới giết thêm mười con.”
“Rồng á?”
“Không, muỗi. Tại ta ngủ cạnh đầm lầy.”
Kubard nở nụ cười thô bỉ. Các hiệp sĩ Maryam nhận ra họ đang bị chế giễu, vô cùng giận dữ nhưng trưởng cung nữ Jovana đã ngăn họ lại và hỏi Kubard.
“Đã từng sống một cuộc đời lẫy lừng như vậy nên hoàn cảnh hiện giờ hắn là khá buồn chán đối với ngài.”
“Hả? Cũng không hẳn. Miễn là có rượu ngon gái đẹp, có kẻ địch để giết thì chẳng bao giờ chán hết.”
Khi Kubard nói chuyện với bà, Merlane lại ngoảnh mặt đi với dáng vẻ từ chối tiếp xúc dưới mọi hình thức.
Trưởng cung nữ giải thích hoàn cảnh của họ.
Ban đầu, Maryam cũng là một quốc gia thờ Yadabaoth giống như Lusitania. Cùng chung một tín ngưỡng, đáng lẽ họ phải là đồng minh. Thế nhưng, đạo Yadabaoth được chia thành 2 giáo phái, Lusitania theo Tây phương giáo hội, còn Maryam theo Đông phương giáo hội. Họ đã đối đầu nhau suốt 400 năm.
Nhưng sự đối đầu ấy chỉ dừng ở tranh luận. Dẫu quan hệ không tốt, họ vẫn có những hiệp định ngoại giao và giao lưu thương mại. Tuy nhiên, hai năm trước, một sự thay đổi lớn xảy ra trong quan hệ hai nước.
Quân Lusitania bất ngờ xâm lược và nắm quyền kiểm soát Maryam chỉ sau 1 tháng. Tất cả là nhờ kế hoạch tỉ mỉ và chiến lược xuất sắc của công tước Guiscard. Vua Maryam, Nicolaus đệ tứ là một kẻ hèn nhát và chưa từng tham chiến. Nhà vua cùng hoàng hậu Jelena bị quản thúc trong cung điện, ký văn bản đầu hàng để đổi lấy mạng sống.
Tuy nhiên, quân Lusitania đã phá bỏ giao ước. Các hiệp sĩ Dòng đền do tổng giám mục Bodin lãnh đạo đã bao vây cung điện lúc nửa đêm, chặn mọi lối thoát hiểm rồi phóng hỏa.
“Nếu chúng sống sót thì là ý chúa.”
Bodin biện minh như vậy. Sự sống chết của vua Maryam và hoàng hậu phụ thuộc hết vào ý muốn của chúa. Nếu chúa ban ơn cho nhà vua, phép màu sẽ xảy ra với hai vợ chồng.
Nhưng điều kỳ diện không đến. Xác của vua Maryam cùng vợ đã được tìm thấy trong tình trạng cháy đen.
Guiscard, em trai vua Lusitiania vô cùng tức giận. Hắn không thông cảm được cho sự hèn nhát của vua Maryam, nhưng quốc gia nào sẽ tin tưởng vào chính sách ngoại giao của Lustiania trong tương lai nến nhà lãnh đạo phá vỡ hiệp ước một cách trắng trợn với nhân vật chính trị quan trọng bậc nhất?
Trong khi cuộc tranh cãi giữa Guiscard và Bodin diễn ra, con gái cả của vua, công chúa Militza và con gái thứ hai, công chúa Irina đã nhân cơ hội chạy thoát nhờ sự bảo vệ của một số thuộc hạ, trốn đến lâu đài Aclea, nằm phía bên kia biển Darband.
“Hai năm nay, chúng tôi ẩn náu trong lâu đài đó, không ngừng chiến đấu chống lại quân xâm lược Lusitania.”
Phía đông của tòa lâu đài là biển, phía tây là đầm lầy rắn độc sinh sống, phía bắc là vách đá dựng đứng, nơi duy nhất có thể tiến quân là phía nam. Do đặc thù địa hình ấy nên các tường thành cũng được gia cố tập trung ở phía nam. Có hai cánh cổng, sau khi băng qua lại có thêm một cánh cổng khác. Kẻ thù tiến vào quảng trường sẽ lại bị bao vây bởi những bức tường đồ sộ, không thể thoát ra nhanh chóng. Khi ấy, quân phòng thủ có thể tấn công bằng những mũi tên từ trên tường thành.
Hai năm sau, quân đội Lusitania cuối cùng đã chiếm được lâu đài một cách khó khăn, nhưng không phải nhờ vào quân sự.
Họ đã âm mưu với một số người hầu trong lâu đài và hứa rằng “Nếu mở cổng cho quân Lusitania, họ sẽ được tha mạng và ban cho địa vị, tài sản.”
Sau hai năm bảo vệ lâu đài, quân lính mất dần tinh thần chiến đấu. Một đêm nọ, những kẻ phản bội đã bắt tay với người Lusitania, phóng hỏa nhiều nơi trọng yếu của lâu đài. Sau một đêm hỗn loạn và thảm khốc, Militsa đã giúp người em gái Irian thoát khỏi lâu đài bằng một chiếc thuyền, còn bản thân thì nhảy từ tháp cao xuống tự sát.
“Cuối cùng, chúng tôi đến được đây sau 5 ngài lênh đênh trên biển. Tuy nhiên có vẻ quân Lusitiania cũng đánh tới rồi. Chúng tôi mong ngài có thể giúp đỡ công chúa Irina tội nghiệp chống lại bọn Lusitania.”