Đàn Bồ Câu
Nhất Điều Ngưu Nãi Ngư (Một Con Cá Măng Sữa)
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Chương 65: Bộ não trong bình

Độ dài 1,766 từ - Lần cập nhật cuối: 2024-12-03 01:22:19

Quan trắc viên số hai ban đầu không có hứng thú lớn đối với nguyên sinh thể như vậy, dù sao thì vũ trụ mỗi thời mỗi khắc đều đang sản sinh ra những ý thức cá thể mới, bọn chúng có lớn có nhỏ, lớn có thể đạt đến quy mô hành tinh hay thậm chí quần tinh[note65693], nhỏ có thể chỉ ở mức micromet hay thậm chí nanomet.

Về nguồn gốc của những sinh vật này, phần lớn chúng được hình thành tự phát, tất nhiên cũng có một số rất ít được tạo ra bởi những cá thể thông minh đã có sẵn.

Sự "sáng tạo" này không phải là sinh sản theo nghĩa thông thường. Sinh sản là chỉ cơ thể sinh vật tự phục chế bản thân, là bản năng ăn sâu vào mã di truyền của bất kỳ sự sống nào, còn việc sáng tạo ra các giống loài khác, thậm chí các hình thái vật chất sống khác đòi hỏi một ngưỡng cực cao.

Điều này là do có sự khác biệt rất lớn về hệ thống sinh sản giữa các sinh vật hoàn toàn khác nhau. Khi mã hóa một giống loài, không chỉ cần cấu tạo ý thức mà còn cần cấu tạo ra toàn bộ cấu trúc di truyền và logic sao chép bên trong.

Vì vậy, nói chung tiền đề để sáng tạo ra một giống loài mới là phải có thông tin cơ bản về loài mới đó trong hệ thống kiến thức đã biết, ví dụ như muốn tạo ra sinh vật khí nhân tạo thì ít nhất phải nhìn thấy hình dạng của sinh vật khí và có hiểu biết cơ bản về hình thức mã hóa di truyền của chúng.

Nếu không, ngay cả khi ý thức xuất hiện trong bộ não mới được tạo ra, bộ não này cũng không thể được coi là một cá thể độc lập về mặt sinh học, vì nó không thể tự hấp thụ năng lượng từ môi trường, càng không thể nói đến việc tự sinh sản, mà chỉ có thể nói là đã tạo ra trí thông minh chứ không phải sinh vật.

Nền văn minh kim loại đã tạo ra một số lượng lớn "Bộ não trong bình" như vậy trong sông dài lịch sử cuồn cuộn để đến giúp đỡ bọn chúng thực hiện tính toán và phân tích phân tán. Loại công nghệ này đã trở thành nền tảng của nền văn minh hiện đại của họ.

Đối với những ý thức được sáng tạo ra, bọn chúng không hề nhận ra từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, ý nghĩa cuộc sống của chúng chỉ đơn giản là bị một nền văn minh cao cấp hơn mà chúng chưa từng thấy và không thể tưởng tượng được sử dụng như một chiếc máy tính.

Tất nhiên, dựa theo suy luận trước đó, chúng ta thậm chí không biết những cá thể ý thức được tạo ra này có khái niệm "sống" hay "chết" hay không. Khác với Trang Chu mơ hóa thành con bướm, những ý thức được sáng tạo ra này thậm chí không có khả năng suy nghĩ xem cuộc đời chính mình có phải là một giấc mơ hay không, dù sao thì chúng cũng sẽ vĩnh viễn không hồi tỉnh lại.

Muốn tỉnh lại, nhất định phải có thân thể, có giác quan có thể tương tác rõ ràng với môi trường. Điều này quá mức xa xỉ đối với những cá thể ý thức được sáng tạo ra đặc biệt để tính toán, dù sao thì việc duy trì một thùy não thôi cũng cần rất nhiều tài nguyên và năng lượng hơn việc nuôi một con non. Hơn nữa, sau khi người thật chế tạo ra một con non mới, họ lại phải thảo luận một lượng lớn các vấn đề lý thuyết mới.

Trên thực tế, các vấn đề luân lý cũng đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho nghiên cứu sinh vật học của nền văn minh kim loại. Đây cũng là lý do tại sao nền văn minh của họ đã tạo ra rất ít chẳng có mấy sinh vật mới kể từ khi ra đời.

Những cân nhắc về luân lý học này là vô cùng hợp lý, vì không ai biết liệu sự sống mà mình mới sáng tạo ra có thể bị kiểm soát hay không, dù sao thì chúng ta thậm chí không cách nào xác định liệu mình có thể tiến hành giao tiếp và tương tác thực sự với các giống loài có sự cách ly sinh sản với chính mình hay không.

Những vấn đề như vậy về tâm tư của nó liên tục xuất hiện trong quá trình khám phá vũ trụ, và cũng trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của một môn ngành học mới, đó là khoa học về mối quan hệ giữa các giống loài.

Độ khó môn học này cực kỳ lớn, nhưng lại là một môn mà quan trắc viên số một học giỏi nhất trong thời kỳ học. Bài tập thực tập mà anh ta nộp trong kỳ thi cuối năm đó đã được coi là một thành quả nghiên cứu khoa học rất quan trọng và được tiến hành công bố trong toàn bộ giới học thuật.

Nhưng mà dù thế nào, việc có thể giao tiếp với sinh vật mới hay không bản thân nó là một vấn đề xác suất, vì vậy rủi ro khi chế tạo ra sự sống mới vẫn rất lớn như trước. Hơn nữa, tại sao phải chủ động tạo ra một giống loài mới để cạnh tranh với chính mình để giành lấy lượng negentropy vốn đã không nhiều trong vũ trụ?

Cũng là dựa trên sự cân nhắc này, phần lớn các sinh vật mới được tạo ra với mục đích thử nghiệm sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức sau khi kết thúc chu kỳ thử nghiệm. Tất nhiên, điều này cũng vấp phải sự phản đối của một số "nhà bảo vệ sự sống" bác ái, nhưng sau một tai nạn cực lớn, tất cả những tiếng nói bất đồng liền biến mất.

Lúc đó, sinh vật năng lượng được tạo ra trong phòng thí nghiệm đã lan ra nhanh chóng với tốc độ cực kỳ khủng khiếp trong không gian, sau khi nuốt chửng một số lượng lớn các ngôi sao, nó đã phát triển lớn mạnh và thậm chí còn tiến hành một cuộc chiến tranh vũ trụ kéo dài với nền văn minh kim loại.

Đương nhiên, kết cục của cuộc chiến tranh đó là chiến thắng của nền văn minh kim loại, nhưng cái giá phải trả cũng cực kỳ đắt đỏ.

Kể từ sau sự kiện đó, nếu sinh vật trong phòng thí nghiệm đã lan tràn tới không gian vũ trụ hoặc bị phát hiện có khả năng tiềm ẩn lan rộng ra không gian vũ trụ, thì hàng trăm đơn vị thiên văn xung quanh hành tinh đĩa Petri nơi nó ra đời sẽ bị khoanh vùng cách ly, và các hoạt động nghiên cứu liên quan cũng sẽ bị kêu buộc phải dừng lại, chỉ có thể chờ đợi các nhân viên chuyên nghiệp đến tiến hành xử lý tiêu hủy.

Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, tình huống này thực sự rất hiếm khi xảy ra, vì các điều kiện thí nghiệm cần thiết để tạo ra sự sống thường là cực kỳ khắc nghiệt. Các thí nghiệm tương tự đều được thúc đẩy bởi ý thức tập thể của nền văn minh.

Và sự sống mới được xoa ra bởi những cái tay kia sẽ thu hút sự chú ý của toàn bộ nền văn minh ngay từ khi ra đời, giống như tình huống nhà khoa học điên cuồng Frankenstein tự tạo ra ác quỷ trong xưởng nhỏ của mình trong cuốn "Frankenstein" vậy, điều này rất khó có thể xảy ra trong thế giới hiện thực.

(Một điều rất thú vị là, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên không phải là "Hai vạn dặm dưới biển" xuất bản năm 1866, mà là "Frankenstein" ra đời năm 1818. Cuốn sách này, là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng thực sự đầu tiên trong lịch sử văn học phương Tây, cũng gần như là tiểu thuyết kinh dị đầu tiên. Có vẻ như nỗi sợ hãi của nhân loại đối với công nghệ chưa biết cũng có thể được coi là một loại bản năng.)

Quan trắc viên số hai căn bản ban đầu không coi nguyên sinh thể là sự sống khi nó mới ra đời. Như đã nói trước đó, có rất nhiều ý thức được sinh ra trong vũ trụ, và phần lớn trong số chúng không có khả năng cấu tạo cơ thể và giác quan của riêng mình, và một phần rất nhỏ trong số những sinh vật thành công trong việc xây dựng cơ thể đã học được cách sinh sản, và những sinh vật không học được cách sinh sản về cơ bản đều trở thành rác vũ trụ sau khi entropy âm cạn kiệt.

Giống như chúng ta vốn không thể biết liệu những sao chổi ở khắp mọi nơi trong vũ trụ cũng đã từng có ý thức của bản thân mình hay không. Làm sao bạn biết được vành đai tiểu hành tinh của hệ Mặt Trời có phải là một bãi nghĩa địa khổng lồ của một khối sự sống thiên thạch hay không?

Nhưng kể từ khi sự sống sinh thái kim loại bắt đầu tự phục chế, tất cả mọi thứ liền đã khác đi. Nó đã chứng minh rằng chính nó không phải là một khối thiên thạch tình cờ thức tỉnh ý thức, mà là sự sống thực sự.

Điều này đối với quan trắc viên số hai là vô cùng vô vô cùng hoang đường. Những động vật nhỏ bé trên Trái Đất trước đây căn bản chưa từng tiếp xúc với nền văn minh kim loại, thậm chí rất có thể còn không biết đến sự tồn tại của hình thức sự sống này. Bọn chúng đã dựa vào cái gì để tạo ra những sinh vật có hệ thống sinh sản và có khung xương cơ bản khác biệt với mình?

Hơn nữa, sinh vật này còn "tình cờ" có Boson A làm nguồn năng lượng bên trong, "tình cờ" cùng loại với các quan trắc viên trong vũ trụ? Trên thế giới này thực sự lại có những chuyện tình cờ như vậy sao?

Bình luận (0)Facebook