0. Con người đầu tiên chạm đến biển sâu
Độ dài 1,087 từ - Lần cập nhật cuối: 2022-08-12 23:45:04
Con người đầu tiên chạm đến biển sâu
“Biển sâu” là từ để chỉ vùng biển có độ sâu trên 200m. Liệu loài người có thể xuống sâu đến đâu?
Mặt biển đón nắng, óng ánh như được lợp kim cương. Nước biển sáng sớm như một tấm lụa mượt mà xen chỉ vàng chỉ bạc, tỏa ra thứ ánh sáng đẹp đẽ đến tận chân trời.
Nếu đưa đầu xuống phía dưới mặt biển, ta có thể phân biệt giữa màu sắc và độ sáng tối do ánh nắng mặt trời tạo ra. Nhìn thấy được màu xanh lục nhạt choán đầy mặt nước biển, biển hôm nay trong veo hay đục ngầu vì bùn, cả cơn sóng và đáy biển tràn ngập một màu xanh ngát. Vẫn chưa quá sâu. Những loài động vật thân nhiệt cao hưởng thụ dưới ánh nắng. Nơi này tràn ngập những âm thanh ồn ào và cũng sáng sủa đến chói mắt.
Xuống sâu hơn một chút nữa thì biển cũng tối đi. Màu xanh ngát biến thành xanh lục, đục ngầu, trông gần giống màu xanh lam hay xanh rêu. Con người vốn có thể hít thở thỏa thích, nhưng khi đến đây thì chỉ có thể đạp chân bơi lên trên mặt biển.
Nơi này tĩnh lặng, nhưng chỉ cần bơi lên trên một chút là có thể dễ dàng tìm lại ánh sáng và âm thanh của biển cả. Không có điều gì cấm cản ta bơi lên hoặc bơi xuống, nếu xuống sâu hơn thì ta vẫn có thể bơi lên mà chẳng cần sợ hãi điều gì. Biển cả luôn nhân từ với tất cả những sinh vật nghỉ chân bên trong vòng tay của nó, nhưng lòng bao dung dành cho những sinh vật trên đất liền chỉ đến đây. Từ đây, cá sấu và hà mã cũng sẽ không ẩn mình nữa. Nếu đi xuống thêm, vòng tay ấm áp của biển cả dành cho sinh vật đất liền sẽ biến mất và chỉ còn lại sự tàn khốc lạnh lẽo.
Nếu thử bơi xuống dưới, ta đã đến giai đoạn “lặn”. Màu xanh lục của nơi này lại càng tối và đậm hơn, gần giống như màu lam hay màu đen. Một không gian vừa tối tăm, tĩnh lặng và xa lạ, nhưng ta vẫn có thể lờ mờ nhìn thấy hình thể trước mắt.
Ở giai đoạn này, những sinh vật đất liền chỉ có thể hít thở nhờ vào những dụng cụ chuyên biệt, và được phép trụ lại bên trong lòng biển. Đây là lãnh thổ sinh sống của những sinh vật biển, và cũng là nơi có hầu hết các món hải sản mà loài người hay ăn. Một không gian vừa tĩnh lặng vừa ồn ào. Biển lạnh lẽo vì ánh sáng trên cao không thể chiếu tới.
Xuống dưới nữa là khu vực bí mật của biển cả. Những loài sinh vật ở đây khước từ một cuộc sống dưới ánh mặt trời. Ánh sáng trên cao không chiếu tới khiến chúng chẳng thể nhìn thấy thứ gì ở xa gần, ấy thế mà chúng vẫn sinh tồn mà chẳng gặp phải trở ngại nào.
Ẩn giấu bên trong bóng tối lặng lẽ mà êm ả này là những con tàu bị đắm, những kho báu vô giá cùng với vô số thi thể và các bí mật khác. Độ sâu này vẫn chưa đến mức tuyệt vọng để bất cứ ai rơi xuống không thể bơi lên. Đây chính là giới hạn sâu nhất, cái đáy mà con người có thể chạm tới, cũng là điểm tận cùng về mặt vật lý.
Nếu có ai đó hỏi tôi đã xuống đáy biển sâu đến mức nào, thì đây chính là giới hạn đủ để tôi trả lời rằng mình đã tới đầu nguồn của nước biển, gần như chạm tới trung tâm của tinh cầu. Sẽ chẳng ai nghe thấy được tiếng gào thét từ nơi này. Cái đáy sâu nhất trong biển sâu.
Và bên dưới biển cả có vàng đen. Hay còn gọi là dầu hỏa.
Tôi nghĩ cuộc sống của mình chưa bao giờ liên quan đến dầu hỏa hay các loại khí tự nhiên. Mặc dù tuy tôi không góp phần khai thác dầu nhưng đã luôn sử dụng nó suốt cả cuộc đời mình.
Trong thế kỷ 21 hiện đại mà tôi sinh sống có quá nhiều thứ được tạo ra từ dầu mỏ, nhưng con người cũng chẳng thèm để tâm xem đâu là sản phẩm làm từ chất dẻo nhựa hay đâu là vải sợi tổng hợp. Cùng lắm họ chỉ biết đến những sản phẩm dùng một lần hay các loại thuốc như aspirin được xí nghiệp sản xuất ra từ những thành phần chiết xuất dầu mỏ, chứ cũng không cần biết thêm làm gì.
Ở nhà ai cũng dùng nước nóng nhưng không nghĩ tới máy đun nước dùng nguyên liệu gì hay nguyên liệu tới từ đâu, đi đổ xăng nhưng cũng không cần biết thứ này được khai khoáng từ vùng biển nào.
Không chỉ dầu mỏ mà loài người cũng mù tịt về biển cả. Trừ những lúc ăn hải sản hay đi du lịch thì họ chưa một lần nghĩ đến biển cả. Có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về bờ biển hay lòng biển thường xuất hiện trên TV sẽ thỉnh thoảng khiến họ trầm trồ khen ngợi. Với tôi, biển chỉ là một trong những địa điểm đi du lịch và cũng là nơi mua hải sản mà thôi.
Khi bị kẹt lại ở nơi khai khoáng dầu mỏ, tôi lại không biết đó là vấn đề nghiêm trọng đến nhường nào.
Cảm giác khi bị mắc kẹt bên trong vực sâu không có ánh nắng mặt trời là hoảng hốt. Không phải một phút nhận ra “À, chẳng hiểu thế nào mà mình lại bị mắc kẹt ở đây” mà là cảm giác ngỡ ngàng khi vừa tỉnh dậy đã nhận ra mình đã ở dưới biển sâu. Vùng vẫy trong bóng tối sâu thẳm, liên tục rơi xuống mà chẳng có thứ thiết bị an toàn nào để bám víu. Cảm giác trống rỗng và khủng hoảng mà chỉ có những người đã từng bị kéo xuống đáy vực thẳm đã cảm nhận được bỗng xuất hiện ở nơi này. Biển sâu.
Những sinh vật trên đất liền sẽ luôn nhớ tới biển, nhưng vào khoảnh khắc bị giam cầm bên trong vòng tay của biển, chúng không thể quay lại được nữa.