Chương 02
Độ dài 2,898 từ - Lần cập nhật cuối: 2025-01-07 14:30:24
Tôi mượn hộp thuốc lá và vài liều thuốc kháng sinh từ mấy tên lính bại trận. Tôi chưa quyết định được ngày trả lại, còn những thứ khác mà bọn chúng có lại quá nặng và cồng kềnh so với giá trị của từng vật phẩm nên tôi không thèm mượn.
Mấy tên hào phóng chia sẻ mấy thứ bản thân có rồi bỏ chạy. Tôi thì có những thứ tôi cần, vì vậy chẳng cần tốn công để xử lí mấy tên đó. Dùng súng thì lãng phí đạn, mà dùng dao thù tốn thể lực.
Ngay cả khi những gã đó chỉ là những chiến sĩ bại trận, việc giết vài người mang quân phục sẽ gây rắc rối nếu ai đó thấy. Mặc dù ở đây không có ai nhưng tôi không nên tự mãn.
Ở những nơi như thế này, ta thường phải cảnh giác với những người ẩn mình và quan sát xung quanh. Có thể là những tên cướp, kẻ chạy trốn, hoặc thậm chí là vài tên bắn tỉa đang ẩn nấp phía sau đống đổ nát đấy.
Và tất nhiên, những tên đó chỉ dám nhìn tôi thôi, vì chẳng ai muốn lãng phí đạn hay sức lực cả, hoặc là bị người khác nhìn thấy khi giết một kẻ đưa thư.
Âm thanh khi nhai lương khô giòn tan. Vấn đề nan giải là nó làm cổ họng tôi khô khốc. Khi tôi nhai nó khá cứng, mỗi lần nghiền chúng bằng răng thì lại có một lớp bột mỏng phủ lên khoang miệng tôi.
Mặc dù được khen là chứa một đống calo nhưng với tôi thì khác. Điều tuyệt vời ở lương khô là nó không có vị, đó là lý do tại sao mà tôi thích nó hơn thịt khô thây ma hoặc thịt khô quái vật.
Một nửa túi thức ăn kèm thêm ba ngụm nước đã đủ cho một bữa ăn rồi. Với nó, tôi có thể sống thêm hai ngày nữa, ăn ba bữa một ngày là tiêu chuẩn đó nha! Để tiếp tục sống một cuộc sống đầy đủ như thế, tôi cần phải làm việc thật chăm chỉ.
“Bây giờ là một giờ chiều, còn ba tiếng nữa thì cuộc không kích sẽ diễn ra nhỉ.”
Đích đến đang dần hiện rõ ra phía trước. Họ thường dùng còi để báo động trước hai tiếng khi xảy ra cuộc không kích, nên tôi ổn.
Tôi cầm kính viễn vọng lên để nhìn rõ đích đến của mình. Theo tọa độ hiện tại, đây chắc chắn là điểm dự định bị không kích.
Theo như tôi được nghe, ở nơi đó có một khu định cư chứa khoảng một trăm người. Một rào chắn cao gần tám mét và bao phủ bên trong.
“Có hai người lính canh trên đỉnh rào chắn kìa.”
Ở hướng này, tôi đã nhìn thấy hai người lính gác, vậy tổng cộng là có tám người. Sau khi biết được số lượng lính canh gác, vũ khí của họ và thời gian thì có thể đánh giá được sơ bộ về kích thước bên trong khoảng bao nhiêu.
Cuối cùng, tôi thấy một vòm kim loại bao phủ được làm từ nhiều kết cấu ở bên trong, có thể là đang phòng thủ chống lại các cuộc không kích diễn ra.
Nếu có một cuộc không kích nhỏ thì nó vẫn chống đỡ được. Nhưng “điều đó sẽ kết thúc ngay hôm nay”. Cuộc không kích được dự đoán rằng sẽ diễn ra với quy mô rất lớn. Nơi này sẽ không thể chịu được đâu.
“Dừng! Dừng lại ở chỗ đó!”
Khi tôi tiến đến, một tên lính canh đã chỉa súng vào tôi. Người còn lại thì đang ngủ gật bỗng bị giật mình và đánh rơi khẩu súng trên tay xuống đất.
Tôi chậm rãi chờ hắn cầm khẩu súng lên và chỉa vào mặt tôi, “Là người đưa thư.”
Vừa giơ hai tay lên, tôi vừa giơ căn cước của mình. Nòng súng từ từ hạ xuống dưới mắt tôi. Thật buồn cười khi nghĩ về điều đó mà. Tôi đứng xa đến mức họ chẳng thể nhìn thấy được căn cước. Tôi chỉ cần viết nguệch ngoạc vào một tờ giấy nào đó và dán hình ảnh thây ma lên, họ sẽ chẳng biết điều gì cả.
“Giơ tay lên! Không được cử động!”
“Được, được.”
Một người vẫn còn chĩa vào tôi, người còn lại thì hạ từ từ chiếc thang ở rào chắn xuống. Có lẽ họ dùng nó để tiện lợi cho một trong hai lý do: Quá rắc rối khi mở một cánh cửa bị khóa hoặc là vì cánh cửa phía trước là đồ giả, có bẫy ở đó.
Khi người kia đang trèo xuống bằng thang thì người ở phía trên rào chắn bắt đầu lo lắng. Có vẻ anh ta chẳng lớn hơn tuổi thiếu niên bao nhiêu, khả năng cao là chưa bắn súng lần nào.
'Chuyện bình thường thôi.'
Chà, nếu ai đó sở hữu cả trăm viên đạn, họ có thể bắn vài phát với lý do 'tập bắn'. Nhưng chàng trai này chẳng giàu đến mức đó đâu. Súng đang cầm trên tay chẳng thể nào nạp đạn được, giống hệt như lũ lính thất bại mà tôi thấy vậy.
‘Bình thường thôi.'
Điều quan trọng nhất khi chung sống cùng nhau là gì nào? Đó là giao tiếp với nhau. Nếu chẳng có nó, khác gì quái vật hay thây ma đâu. Do vậy, đạn dược rất quan trọng.
‘Bởi vì phương tiện giao tiếp tốt nhất là đạn dược mà.'
Trong quá khứ, súng đã được chế tạo tới mức dư thừa cho đến ngày nay. Đúng vậy, vào thời xa xưa ở Hàn Quốc, ta chỉ có thể nhìn thấy nó ở trong quân đội mà thôi, vì vậy tỉ lệ quân đội với thường dân lại có nhiều súng hơn cực kì.
Súng cấu tạo khá đơn giản, không dễ hư hỏng, rất dễ sửa chữa và có thể làm khá đơn giản nếu cần thiết. Vấn đề chính ở đây là đạn. Nó được sử dụng nhanh hết như cách sản xuất vậy hoặc bị tích trữ, điều này khiến việc tìm được chúng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, và việc sản xuất chui lại có những hạn chế nhất định.
Đặc biệt rất khó tìm đạn để nạp vào súng. Mặc dù nhà nước là nơi cấp phép duy nhất được sản xuất những loại mặt hàng này nhưng nó lại cung cấp cho quân đội và một số thợ săn nên rất khó tìm thấy chúng ở thị trường.
Đạn dược được tạo ra để xuất khẩu trên thị trường thì thường được sản xuất bởi những nhóm có quyền thế thứ hai trong những cơ sở nhà máy tồi tàn, ọp ẹp. Nói phô trương: họ là những nhóm rất mạnh; nói thẳng thắn: mấy đứa may mắn.
Dù sao đi nữa, vì đạn dược rất nhỏ và nhẹ nên nó có thể dùng để trao đổi tương đương với tiền tệ. Khi có người đói, họ sẽ bỏ đạn đầu tiên, những người như thế thường bị xui xẻo. Có thể dùng khẩu súng rỗng để phản kháng, nhưng cơn đói không phải là thứ mà con người có thể làm chủ được.
“Ôi vãi, đúng là người đưa thư này…”
'Sao đấy, kì thị người đưa thư à?'
Tôi biết anh ta đang nghĩ gì.
“Chẳng nghe gì về việc có bức thư nào đến cả… Hay nó là thông báo về cuộc không kích?”
Hắn đang run rẩy vì lo lắng. Tôi không thể nào kiểm soát được cảm xúc của mọi người mà.
“Đúng… đó là cảnh báo không kích. Thật không may mắn cho lắm. Chắc hẳn anh đang làm việc cật lực chỉ để xây dựng và duy trì khu định cư này…”
Buồn thật đấy, nhưng nếu tôi cho đi quá nhiều sự đồng cảm thì tôi sẽ không làm tốt công việc của mình nữa. Mọi người nên hành động hợp lí để sống sót trong những trường hợp này.
“Đây là một tin nhắn cảnh báo cuộc không kích. Tôi có thể kích hoạt báo động được không? Nếu anh bị dị ứng với chúng thì hãy nói cho tôi biết nhé.”
Tôi cho anh ta xem thiết bị ấy đeo ở thắt lưng mình. Nó trông giống như một ID thứ hai dành cho người đưa thư vậy.
“Đệch mẹ…làm gì thì làm đi. Tôi sẽ đi gặp ông chủ.”
Có vẻ như 'ông chủ' là chức danh ở nơi này. Mỗi chỗ lại có những chức danh khác nhau, vì vậy tôi cần phải ghi nhớ những điều này. Anh ta hối hả leo lên thang, còn tôi thì lôi trong balo ra chiếc hộp nhỏ làm bằng titan.
Xoay núm cơ học và nhập mật khẩu, hộp mực bên trong lộ ra. Sau khi bịt tai, tôi lắp hộp mực vào trong thiết bị báo động.
Eeeeeee!
Một tiếng báo động lớn rung chuyển nền đất, vang lên trong khoảng mười giây cho đến khi hộp mực cháy hết. Đó là tín hiệu báo tử. Tiếng la hét của những người lên cơn động kinh vọng ra từ bên trong rào chắn.
Một lúc sau, “Này tên đưa thư, hãy đi về phía bên phải. Có một cánh cửa an toàn ở đấy.”
'Thật chu đáo.'
Cánh cửa thật là cánh cửa chỉ khi tôi cúi xuống mới vào được. Những cái còn lại đều là hàng giả. Một cuộc kiểm tra toàn thân được tiến hành trước khi tôi có thể đặt chân vào đây.
Thật kỹ lưỡng, cho dù thời gian có gấp gáp đi chăng nữa, có lẽ nơi này sẽ bị thiêu rụi nếu an ninh lỏng lẻo. Nó sẽ xảy ra khi một gã khủng bố nào đó cố cải trang thành một tên đưa thư.
Đó là công việc thường ngày thôi mà.
“Vào đi…”
Người dân bên trong khu định cư này đang chờ đợi để đón chào tôi.
“Là thật sao? Làm sao chúng ta có thể biết được thẻ ID và băng tay ấy không bị ăn cắp chứ?”
“Anh đang nói gì vậy? Anh ta đã kích hoạt báo động đó.”
“Chúng ta phải nhanh chóng thu dọn đồ đạc thôi.”
“Báo động? Thì sao? Làm sao chúng ta biết chắc rằng hắn là người đưa thư? Hay là kẻ đã tra tấn người đưa thư để moi được mật khẩu?”
“Được thôi, thế anh ở lại đây đi, đừng ra ngoài.”
“Đệch mẹ… cuối cùng ngày đó cũng đến sao.”
Họ không thân thiện cho lắm nhỉ. Ngoại hình của cư dân ở đây cho thấy sự thiếu hụt của lương thực. Ở góc phòng kia, một đứa trẻ khoảng năm tuổi đang nhặt thứ gì đó trên mặt đất để nhai lấy nhai để. Thật may mắn nếu đó là thứ ăn được. Trong những tình huống tuyệt vọng, con người có thể phải ăn những thứ không nên ăn - do ảo giác hoặc bị dồn vào đường cùng.
Như người thợ săn nuốt cả một viên pin. Ít ra họ cũng không phải chết một cách đau đớn.
Những ngôi nhà được xây dựng rất vội nên nó không giống một ngôi nhà chút nào, chỉ có thể miễn cưỡng gọi là nhà thôi. Những cái trụ chống đỡ mái nhà của khu định cư trông không ổn chút nào. Nó sẽ không chịu được nổi một cuộc không kích.
“2 giờ 39 phút sau sẽ có một cuộc không kích.”
Khi tôi vừa nói xong, có nhiều người đã bắt đầu rời khỏi đây. Đúng là một quyết định sáng suốt. Họ nên nhanh chóng đem theo những đồ có giá trị.
Và cũng có vài người chẳng nghe tôi như mọi khi cả.
Một số người trong đám đông dậm chân tại chỗ và quan sát tôi từ xa — có khả năng thủ lĩnh của họ cũng là một trong số đó. Có một điều cần thận trọng khi đến viếng thăm một khu định cư mới: đừng bao giờ vượt qua giới hạn và hãy học hỏi những quy tắc ngầm của họ.
—Đừng bao giờ phản ứng lại khi và chỉ khi họ chủ động bắt chuyện với tôi.
Có một lần xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Một đứa nhỏ đang khéo léo nhóm lửa, khi đó tôi giơ ngón cái lên nhưng mẹ của nó lại chĩa súng vào tôi ngay lập tức. Suýt nữa thì tôi bay mất một ngón tay. Ngay từ ban đầu họ đã không thân thiện chút nào, vì vậy tôi không bỏ đi được. Tôi hỏi tại sao lại khó khăn như thế, và người mẹ đáp:
-Đó là hành động sỉ nhục tồi tệ nhất ở chỗ chúng tôi! Kí hiệu tay của chúng tôi rất khác với thế giới bên ngoài! Anh có hiểu không? Cần phải tôn trọng sự khác biệt này đấy….
Vì thế nên tôi giơ ngón giữa lên và hỏi cái này có nghĩa là gì.
-Đó là kí hiệu cho việc sự thành tâm cảm ơn cao cả nhất! Nó cũng có nghĩa là lòng biết ơn vô hạn khi phải chia ly!
Khi tôi giao thư xong và chuẩn bị rời khỏi khu định cư này, những người cư dân từ bọn con nít mới biết đi, đến những cụ già tám mươi tuổi lần lượt đổ xô ra ngoài. Họ vừa lắc tay, đồng thời vừa giơ ngón giữa về phía tôi. Tôi cũng giơ hai ngón giữa về phía sau.
Có chút ngại khi làm điều này từ phía sau mà, nhưng nếu phải quay lại, tôi chắc chắn sẽ không thể đối mặt với họ mà không có sự quyết tâm.
Biết được các quy tắc của khu định cư sẽ giúp mọi chuyện trở nên suôn sẻ hơn bao giờ hết. Cảm thấy bị lừa chỉ là một cảm giác cá nhân mà thôi.
“Này, tên đưa thư kia.”
Một người đàn ông ngoài bốn mươi tuổi, có lẽ là người đứng đầu đã bắt chuyện với tôi trước. Ông ấy nói rất ngắn gọn.
"Chuyện gì."
Tôi không hề chùn bước.
“Cậu nghĩ nhà của chúng tôi có thể chịu được cuộc không kích không?”
Ông ta vừa nói, vừa chỉ vào chiếc mái vòm bằng kim loại lớn ở trên cao. Luôn có những người không muốn rời khỏi nhà trong một cuộc không kích. Nhóm tụ tập với người lãnh đạo trước mặt tôi chắc là đang nghĩ theo hướng đó.
“Hỏi chuyên gia về điều đó đi. Tôi chỉ là một người đưa thư thôi mà.”
“Chắc hẳn cậu đã chứng kiến một vài cuộc không kích rồi.”
“Nhìn thấy mấy chuyện đó cũng có khiến tôi thành chuyên gia được đâu. Hãy nhìn vào đây đi, nó được viết bởi chuyên gia thực thụ đấy.”
Tôi đưa cho thủ lĩnh một tài liệu của chính phủ, một tờ giấy duy nhất dự đoán quy mô và thời gian của cuộc không kích. Về cơ bản thì đó là một danh sách tử thần. Ông ta ngay lập tức vò nát tờ giấy và ném ra đằng sau lưng.
“Trò chơi này nghe có vẻ không ổn. Cậu có thể biết được quy mô của nó từ những gì được viết ra đúng chứ, liệu ngôi nhà này có thể tồn tại được hay không.”
"Tôi không biết."
“Cậu hẳn đã nghĩ tới rồi.”
"Tôi không biết."
"Nó được xây dựng để chống lại với mấy cuộc không kích, đúng chứ? Nhưng trông nó khá tồi tàn."
Đột nhiên, một sĩ quan từ phía sau ông ta lao ra.
“Đừng có ngạo mạn nữa, hãy hoàn thành công việc của anh rồi cút đi, sao anh chẳng chịu đi?”
Người thủ lĩnh nhẹ nhàng khoác vai người đàn ông đó và quay mặt anh ta đi.
Khi chứng kiến cảnh này, tôi khẳng định chắc nịch: “Tình trạng phòng thủ thực sự… chẳng phải sẽ tốt hơn nếu được xây dựng lại sao?”
Nơi này sẽ không tồn tại được lâu dài. Nhưng tôi không có ý định nói với họ điều đó.
“…Tôi hiểu rồi, một người đưa thư không nên đưa ra những phê bình như vậy. Tôi xin lỗi vì đã vượt quá giới hạn.”
Người thủ lĩnh ấy đã đoán trước được liệu nó có thể chịu được một cuộc không kích hay không. Có một quy tắc dành cho người đưa thư là không được đưa ra những dự đoán mạo hiểm như vậy.
Nhưng lý do tôi không nói với họ không phải là để tuân theo quy tắc đó. Có hai lý do. Thứ nhất, những người không muốn rời đi sẽ không rời đi, bất kể tôi có nói gì. Nếu họ cảm thấy có nguy cơ dù chỉ một chút thì điều đầu tiên họ làm sẽ là rời đi.
Lý do thứ hai và quan trọng hơn là trong cuộc sống, luôn có một câu hỏi "nếu như".
'Có lẽ mình sẽ sống sót được.'
Có thể thôi. Tôi cũng từng ở trong hoàn cảnh đó.
“…Vậy, anh đưa thư, anh còn việc gì phải làm không?”
“Vẫn còn một chút thủ tục chính thức. Thực ra thì không có gì nhiều đâu. Sẽ nhanh thôi miễn là anh hợp tác.”
“Được rồi.” Người thủ lĩnh nở nụ cười đầy xảo quyệt nói: “Chúng tôi sẽ cố gắng hợp tác .”
Sau đó, ông ta giơ ngón giữa ngay trước mặt tôi. Vì vậy, tôi trả lời, "Thật cảm kích mà."
Tôi liền đáp lại bằng cả hai tay của mình.
-Sột soạt. Xoay tròn.
Tôi cũng sẽ không lùi bước.