Chương 05: Nhân chứng (1)
Độ dài 2,533 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-07-29 20:32:28
Tôi trân trọng những người học sinh của mình như những người con. Thế nên tôi sẽ không bao giờ dung thứ bất cứ kẻ nào dám động tay vào các học trò trong ngôi trường này. Tuyệt đối không dung thứ.
“Chào buổi sáng.”
“Chào buổi sáng.”
“Chào buổi sáng thưa thầy!”
“Ô, chào buổi sáng thầy Minegishi. Hôm nay thầy vẫn tràn trề năng lượng nhỉ.”
“Chào buổi sáng.”
“Chào buổi sáng ạ!”
Tôi nhìn những học sinh bước qua cổng trường vào một buổi sáng dễ chịu, cảm giác như mùa xuân vừa đến vậy. Có vẻ các em ấy đến trường mà không có vấn đề gì ngày hôm nay.
Khi tôi nhìn từng nữ sinh đến trường vào mỗi buổi sáng, tôi không thể không cảm thấy một ngày mới lại bắt đầu.
Tôi đã dạy học ở đây được mười lăm năm. Đã có một khoảng thời gian tôi tìm một công việc khá vất vả, nhưng nhờ người thân giới thiệu, tôi đã được nhận vào làm tại trường cấp ba nữ sinh đầy danh giá. Đúng như cái từ ‘trường cấp ba nữ sinh đầy danh giá,’ đây là một ngôi trường tương đối bình yên so với các trường lân cận.
Dù là vậy, thật không may, một số vấn đề như bắt nạt tuy không phải một vấn đề quá to tát. Nhưng đối với các trò ấy là những đứa trẻ, đúng hơn là loài người thì việc này không thể tránh khỏi được.
Tuy nhiên, nhờ phát hiện và can thiệp kịp thời trước khi vấn đề phát sinh, các bậc phụ huynh nay đã cảm thấy yên tâm khi gửi gắm những đứa con đến ngôi trường này. Loại trừ hành vi bắt nạt không phải là chuyện bất khả thi trong tương lai nữa, nhưng nỗ lực ấy của chúng ta lại gần như công cốc.
Tôi đã không biết mình đã bốn mươi cành xuân và vẫn còn đang ế. Tất nhiên, tôi cũng chưa có dự định kết hôn. Và công việc bận bịu đến nỗi không có thời gian yêu đương của tôi không phải là một cái cớ. Nhưng tôi cảm thấy hài lòng về công việc này của mình.
Từng người học sinh là những cô cậu bé ngoan. Cho dù có những gian nan trong trường nữ sinh này, nhưng tôi vẫn thấy vui khi là người chứng kiến từng học sinh trưởng thành. Lễ tốt nghiệp luôn là dịp khiến cho người ta khóc sướt mướt đến nỗi thấy thật xấu hổ mà.
Khi tôi lần đầu làm việc tại đây, tôi đã có suy nghĩ sẽ có một vài học sinh nảy sinh tình cảm với mình… Đó chỉ là một suy nghĩ thoáng qua mà đến tôi không thể phủ nhận. Nhưng suy nghĩ ấy nhanh chóng tiêu biến và biến mất trong thoáng chốc.
Nhưng theo quan điểm của tôi, các học sinh ở đây tôi xem như con cái của mình. Dù tôi sẽ không bao giờ nói ra những lời như thế vì có thể nhìn sẽ rất đáng sợ, tôi chỉ tương tác với các trò ấy như một người cha mà thôi. Nên dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, tôi quyết tâm sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ học sinh bằng mọi giá.
“…Nên là, các em, làm ơn không được nhìn điện thoại các em khi đang đi, bất cứ lúc này hay ở đâu. Và hãy chú ý đến xung quanh khi các em ra ngoài vào buổi tối. Thầy xin hết,” Tôi nói, kết thúc bài phát biểu của mình từ sân khấu của nhà thi đấu.
“Cảm ơn thầy Miyata,” Phát thanh viên đáp lại từ câu lạc bộ phát thanh. “Bây giờ sẽ là chương trình tiếp theo…”
Tôi bước xuống sân khấu để nghe thông báo. Đó là một buổi họp học sinh toàn trường của trưởng ban hướng dẫn học sinh, tôi quyết định sẽ là người nâng cao nhận thức của các em ấy về nguy hiểm khi vừa đi vừa dùng điện thoại. Vì gần đây đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn liên quan đến việc vừa đi vừa sử dụng điện thoại trong khu vực lân cận của trường học.
May mắn thay, không một học sinh nào bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tôi tin vẫn phải chủ động, phòng ngừa trước những vụ việc đã xảy ra. Chuẩn bị trước vẫn là thượng sách.
Người tuần đêm.
Những người học sinh lan truyền nhau về truyền thuyết đô thị đó. Chuyện nói rằng nếu bạn vừa đi vừa dùng điện thoại trong đêm thì bạn sẽ chợt bị đẩy từ phía sau. Tuy câu chuyện vẫn chưa lan rộng ra, nhưng những học sinh nói câu chuyện đó cho tôi nghe dường như lại tin xái cổ vào nó.
Chắc hẳn có ai đó đã dùng truyền thuyết đô thị này để lấp liếm những hành động bất lương cả mình. Quả đúng là đê tiện. Truyền thuyết đô thị ư? Đó chắc chắn là một câu chuyện bịa đặt. Tôi phải bắt được tên đầu têu và bảo vệ sự an toàn cho những người học sinh, ngay cả khi có phải mạnh tay đi nữa.
Nhưng rồi hai tuần sau, một báo cáo nói đã có một học sinh của trường đã gặp tai nạn.
Yuri Minegishi, một nữ sinh năm ba, đã gặp tai nạn trên đường từ chỗ làm thêm về nhà. Em ấy đã bị một chiếc xe tải tông ngay vạch qua đường, chính xác hơn là ngay giữa đường từ quán karaoke em ấy làm về nhà.
Có vẻ như Minegishi băng qua đường khi có đèn đỏ. Em ấy bất tỉnh nhưng đã tỉnh lại sau cái ngày được đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên, trông em ấy vẫn rất hoảng loạn, tôi không thể lấy thông tin về chuyện đã xảy ra.
Người điều khiến chiếc xe tải va chạm Minegishi có vẻ như lại rất lơ đễnh ngay lúc xảy ra tai nạn. Ông ấy không có camera hành trình, nên đã không rõ chuyện gì đã xảy ra xuyên suốt vụ tai nạn.
Tuy nhiên, có một điểm bất cập. Nhân chứng chứng kiến vụ tai nạn từ xa đã đưa ra một lời khai kỳ lạ.
Dựa vào lời khai của nhân chứng kia, khi vụ tai nạn xảy ra, chẳng một ai ở đằng sau Minegishi cả.
Tuy vậy, từ đằng sau Minegishi đã có ai đẩy em ấy ra đường.
Minegishi là một cô bé ngoan. Em ấy luôn chào buổi sáng tôi và chưa bao giờ đi trễ. Con bé cũng đón nhận tiết thể dục của tôi cũng rất nghiêm túc. Tuy vậy, Minegishi lại gặp tai nạn.
Tôi không tin em ấy dám lao ra trước đầu xe tải. Kể cả cha mẹ em còn nói đó là một chuyện không tưởng. Thế cho nên, tôi cho rằng đã có kẻ đã đẩy em ấy từ đằng sau.
Tuy chẳng có nhân chứng nào từ vụ việc nói đã thấy một kẻ như thế, nhưng đó chắc chắn là một sự nhầm lẫn. Thiết nghĩ truyền thuyết đô thị có thật đúng là phi lý hết sức. Tôi quyết tâm sẽ bắt được kẻ chủ mưu bằng chính đôi tay này.
Phía nhà trường đã quyết định thực hiện một biện pháp đó là bố trí năm giáo viên túc trực mỗi ngày trong một tháng. Các giáo viên nam sẽ thay phiên nhau mỗi ngày để giảm thiểu tai nạn. Với tư cách là cố vấn học sinh, tôi dự định tham gia túc trực mỗi ngày.
“Thầy Miyata này.”
“C-có tôi.”
Trong khi tôi đang mải suy nghĩ về chuyến túc trực của mình trên bàn làm việc trong phòng giáo viên, thì thầy hiệu phó tiếp cận tôi. Thầy hiệu phó từng là giáo viên thể dục và tôi kém hơn thầy ấy những chục tuổi nhưng thầy ấy vẫn có một cơ thể cường tráng. Từng góc cạnh và đầy trang nghiêm trên khuôn mặt thầy ấy làm tôi không khỏi lo lắng khi ánh mắt hai chúng tôi chạm nhau.
“Tôi nghe nói anh sẽ chịu trách nhiệm đi túc trực mỗi ngày nhỉ. Điều đó có ổn với thầy không?” Thầy hiệu phó nhìn tôi với vẻ lo lắng.
“Đúng là vậy. tôi sẵn sàng làm mọi thứ vì lợi ích của các học sinh,” Tôi đáp.
“Tinh thần đáng khích lệ đấy. Nhưng đừng gắng sức quá. Các học sinh quan trọng với chúng ta, cũng như những giáo viên cũng rất quan trọng với ngôi trường này.”
Thầy hiệu phó nở một nụ cười chân thành nói với tôi, tôi có thể nói rằng thành ý của thầy ấy xuất phát từ tận đáy lòng chỉ bằng nhìn qua ánh mắt.
“Cảm ơn thầy rất nhiều. Tôi sẽ cẩn thận.”
Sau khi nghe câu trả lời của tôi, thầy hiệu phó gật đầu như đã hài lòng rồi nói, “Vậy thì nhờ cậy anh nhé. Cảm ơn.” Ông ấy sau đó tời khỏi phòng giáo viên. Tôi sau này cũng muốn trở thành một thầy giáo giống thầy ấy.
Sau đó, các lớp học còn lại trong ngày đã kết thúc mà không có chuyện gì xảy ra. Kể cả các hoạt động câu lạc cũng kết thúc trong êm đềm.
Khi chỉ còn năm phút nữa là đến thời gian quy định để học sinh ra về, tôi hướng thẳng đến cổng chính và mở ra.
“Tạm biệt ạ!”
“Ừ, mai gặp lại.”
“Thầy ơi, em oãi quá.”
“Thôi về sớm rồi nghỉ ngơi giúp tôi đi. Và nhớ đừng dùng điện thoại khi đang đi”
“Vâng ạ, chào thầy!”
Tôi chào tạm biệt từng người học sinh lúc các em ấy ra về, chắc chắn rằng các em ấy đều an toàn và hy vọng rằng ngày hôm sau các em vẫn sẽ mang khuôn mặt như thế đến trường. Dõi theo những bóng lưng đang xa dần tầm mắt, tôi tha thiết cầu mong sao các em bình an.
Khi thời gian các học sinh rời khỏi trường đã qua, tôi quyết định đóng cổng. Khi tôi chậm rãi đẩy cánh cửa nặng trĩu này lại, có chuyện đã xảy ra.
“Ra là thầy Miyata đang quan tâm học sinh của mình.”
Có ai đó tiếp cận tôi từ đằng sau.
Tôi bất ngờ quay lại thì thấy một người đàn ông mặc một bộ đồ màu đen đang đứng đó. Tôi đã kiểm tra kỹ xung quanh và nghĩ rằng sẽ không có ai lẻn qua cổng.
Người đàn ông có ngoại hình ngoài sáu mươi với mái tóc trắng bạc cùng dáng người cao lớn, ông nở một nụ cười hiền hậu với tôi.
“Tôi xin lỗi. Tôi đóng cổng mà không chú ý đến ông.”
Tôi gãi đầu nói, và người đàn ông lắc đầu, vẫn giữ nụ cười đó.
“Đừng lo, tôi cũng vừa mới đến cách đây ít phút thôi. Nhưng phải công nhận thầy quả là quan tâm học sinh của mình đấy. Thấy thầy đứng chào tạm biệt từng học sinh ra về như vậy làm tôi cảm động thật. Thầy quả là một giáo viên gương mẫu.”
Tôi bất ngờ và có hơi hoang mang trước lời khen đột ngột ấy.
“À không, không đâu. Tôi không tuyệt vời đến vậy đâu ạ.” Tôi nói, thấy có chút xấu hổ.
“Vậy sao? Tôi lại không nghĩ vậy đâu.”, người đàn ông nhíu mày và nghiêng đầu nói. Nhưng đó chỉ là trong một tíc tắc khi người đàn ông ấy đã sớm bắt đầu lại với một nụ cười hiền hậu.
“Nhìn ngắm bọn trẻ lớn lên quả thật rất tuyệt vời nhỉ. Mặc dù con người có thể tiếp tục lớn lên nhưng chúng ta lại không thể nào nắm bắt được lũ trẻ đã lớn nhanh thế nào. Nên mỗi lần dõi theo, là mỗi lần bất ngờ.”
Tôi tự hỏi ông ấy có phải thầy giáo không. Ông ấy có thể là giáo viên ở một trường nào đó. Tôi nghĩ như vậy khi đang xem ông ấy nhiệt tình nói.
“Đúng vậy nhỉ. Dõi theo những đứa trẻ ấy lớn lên từng ngày thật tuyệt vời làm sao.” Tôi đáp.
“Heh, thầy cũng nghĩ vậy nhỉ. Thầy đúng là một giáo viên tuyệt vời đấy. À, ta xin lỗi vì đã làm phiền thầy lúc thầy làm việc.”
“Không, không sao đâu bác.” Tôi đáp.
“Thầy cố gắng hết sức nhé. Thế thôi, tôi phải đi rồi,” người đàn ông gật đầu nói rồi nhanh chóng rời đi.
Ông ấy đúng là một người dễ tính và là một quý ông thú vị để trò chuyện cùng. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó tôi lại cảm thấy hơi khó chiu.
Ông ấy lúc nào cũng nói chuyện với nụ cười hiền hậu trên môi. Nhưng cảm giác mắt của ông ta chưa bao giờ cười vậy. Có thể đó chỉ là do tưởng tượng của tôi mà thôi. Tôi không thể dám chắc những gì ông ấy nói có xuất phát từ tấm lòng hay là không.
Thêm nữa, dù đây là lần đầu chúng tôi gặp mặt, nhưng người đàn ông đó biết tên tôi. Thẻ tên tôi nằm ở đằng trước chứ có nằm ở đằng sau đâu. Ông ta có khi nghe lõm từ học sinh, nhưng điều đó cũng làm cho tôi thấy khó chịu vô cùng.
“Thầy Miyata này, bắt đầu sớm luôn chứ?”
Khi tôi mải đang hướng về lối người đàn ông ban nãy, tôi bị gọi từ phía sau. Đó là một giao viên thể dục khác, thầy Suzuki. Và tôi lớn hơn thầy ấy đến tám tuổi. Thầy ấy đẹp trai lại còn khá nổi tiếng với các nữ sinh, điều này làm tôi có hơi ghen tỵ một chút. Mà thú thật thì làm gì ‘có hơi’ mà là ‘rất’.
“Xin lỗi, thầy có hơi hiếu kỳ về người mới rời đi.”
“Có ai mới ra về hả thầy?”
“Ừm, một người đàn ông mặc đồ đen mới về.”
“Hình như em không thấy? Em đến gọi thầy mà có thấy ai lại gần cổng trường như thế đâu.”
Thầy Suzuki nhìn tôi với vẻ mặt đầy câu hỏi.
“Hả? Không, không, ông ấy chắc chắn đã ở đây. Nhìn đi, ở đằng ki… hả?”
Tôi chỉ về hướng người đàn ông khi nãy đi, nhưng chẳng có ai cả.
“Thầy nhớ cẩn thận đấy. Thầy tình nguyện tham gia buổi túc trực mà thầy nhầm lẫn như vậy thì phải làm sao đây? Thầy có mệt hay gì không?”
“Không, không phải như thế… nhưng đã có người ở đây, một người đàn ông đứng tuổi với mái tóc bạc và mặc đồ đen.”
“Thật ạ? Có lẽ em hiểu nhầm gì chăng… em xin lỗi.”
“Thôi đừng lo. Dù sao trời cũng tối nên cũng chẳng thấy gì. Bắt đầu thôi.”
Tôi đành kết thúc cuộc trò chuyện tại đây.
Trời vẫn chưa tối, vẫn có đèn quanh trường và ngay cổng. Nói tôi không thấy gì thì đúng là vô lý hết sức.
Nhưng để tâm chuyện đó giờ cũng chẳng ích gì. Tôi quyết định gạc chuyện người đàn ông mặc đồ đen kia qua một bên.
Chúng tôi hướng về phòng giáo viên để chuẩn bị cho chuyến túc trực lần này.