• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Chương 03: Nàng tiên cá vùng Agohama

Độ dài 12,236 từ - Lần cập nhật cuối: 2021-11-29 03:46:21

Chương 3: Nàng tiên cá vùng Agohama

Khi tôi mở cửa, một mùi khó chịu bốc lên. Nó là mùi giống như mùi rau quả thối. Tôi cởi áo và tất, ném chúng vào máy giặt. Trong phòng khách, tôi thấy mẹ đang ngủ, dùng một cái gối tựa lưng để gối đầu. Trên bàn là vài cái vỏ lạc, và một rượu chảy từ một cái chén trà đổ lênh láng ra bàn, nhỏ giọt xuống đất. Vài con bướm đêm lượn lờ quanh bóng đèn, và ti vi đang mở một kênh bản tin nào đó.

Tôi lấy giẻ lau sạch mặt bàn, và thấm bớt vết bẩn trên thảm bằng giấy nhiều lần. Khi tôi đi đi lại lại giữa bếp và phòng khách, mẹ vẫn chưa có dấu hiệu gì là sắp tỉnh dậy. Dù tôi có lau kĩ tới mức nào, mặt bàn vẫn cứ dính nhớp nhúa, vì vậy cuối cùng tôi bỏ cuộc.

Mở tủ lạnh, tôi thấy một cái bắp cải trắng bắt đầu chuyển màu đen, mấy củ cải hỏng không cứu vãn được, một vỉ trứng hết hạn một tuần, và một túi giá đỗ đã mở. Khi tôi rán miếng thịt lợn đông lạnh trên chảo và thái rau, mẹ tôi - người cuối cùng cũng chịu tỉnh dậy - nói vọng vào nhà bếp, “Nước,” bằng giọng say xỉn.

Tôi lấy một cốc nước lạnh đầy và đưa cho mẹ. Mẹ ngồi dậy, uống hết trong một hơi, và nói “xin lỗi,” và lại ngã xuống nền nhà.

Sau bữa tối, khi tôi đang dọn dẹp, mẹ bước vào trong bếp. Bà đứng sau lưng tôi, không phải để giúp tôi, mà chỉ nhìn chăm chăm vào mặt tôi với ánh mắt ngái ngủ. Và, khoảng ba mươi giây sau, cuối cùng bà cũng phát hiện ra sự khác biệt trên gương mặt con trai mình.

“Ồ, mặt con…”

“Vâng,” tôi nói. “Khi con thức dậy sáng nay, nó đã biến mất.”

Bà lại gần và quan sát mặt tôi thật kĩ. Có lẽ bà nghi ngờ rằng đó chỉ là trang điểm hay là cái gì đó.

Sau khi kiểm tra kĩ càng, bà hạnh phúc vỗ lưng tôi.

“Chà, như vậy chẳng phải rất tốt sao? Bao nhiêu đợt điều trị cuối cùng cũng đã có tác dụng. Xem ra chúng ta đi tới bao nhiêu bệnh viện như vậy cũng bõ công.”

Đừng vớ vẩn nữa, tôi tự nhủ. Nó đâu có phải là mụn trứng cá hay tàn nhang. Tất cả những bác sĩ mà chúng tôi từng tới khám đều chau mày chán nản, và đều tìm cách nói bóng gió rằng tôi nên tìm cách sống với nó. Họ nói rằng kể cả nếu tôi có tiến hành cấy ghép da mặt, khả năng cao là vết bớt vẫn sẽ xuất hiện lại ở đúng chỗ đó. Một vết bớt như vậy biến mất qua đêm - và mẹ gọi nó là “những đợt điều trị đã có tác dụng”?

“Mẹ không thấy lạ sao?”, tôi hỏi. “Lần cuối cùng con tới phòng khám da liễu là hai năm trước.”

“Đúng, đúng, đương nhiên là rất lạ. Nếu đúng là nhờ chữa trị, thì mẹ có thể hiểu được nếu nó dần biến mất. Nhưng biến mất chỉ trong một đêm như thế này thì thật bất thường. Thực sự thì, con có thể gọi nó là một phép màu đấy.”

Mẹ tôi hớp một ngụm nước chè, và bỏ ba hạt lạc vào miệng.

“Nhưng, Yousuke này. Con nên quên cái vết bớt đó đi. Điều xảy ra với con là một vận may kì diệu, và tốt nhất là con cứ để nó như vậy. Những lúc như thế này, hãy tự nhủ “chỉ là may mắn thôi, không có gì nghiêm trọng hết.”

Tôi công nhận điều đó có lý. Nhưng nó chỉ đúng nếu tôi không biết cái vận may này đến từ đâu. Vận may của tôi có một nguồn gốc rõ ràng.

“Con nên bày tỏ sự hạnh phúc của mình đi. Đừng sợ rằng nếu ăn mừng quá sớm sẽ làm con thất vọng sau này. Ăn mừng ngay cả khi đã biết tới nỗi lo lắng của sự thất vọng là một việc khôn ngoan.”

Tôi không trả lời, và chỉ vào cái chén trà trong tay mẹ. “Con tượng mẹ cai rượu hồi tháng Bảy rồi?”

“Nước mà,” bà nói dối tỉnh bơ. “Chỉ là nước thôi.”

Tôi giật lấy cái chén và nuốt chửng thứ bên trong. Cổ họng tôi bỏng rát, và mùi khoai tây hỏng xộc vào tận dạ dày tôi. Tôi cảm thấy nôn nao. Hỏi thật đấy, cái này ngon lành ở chỗ nào?

“Con đúng là một thằng hư hỏng,” mẹ tôi trách móc, lại rót đầy một chén nữa.

“Nước thôi mà,” tôi nói.

Tôi nằm nghiêng người sang bên và nhắm mắt lại, nhưng những gì vừa xảy ra vài giờ trước cứ lướt qua mắt tôi làm tôi không ngủ được. Tôi đi ra phòng khách, lấy một bao thuốc từ ngăn kéo thứ hai, và trở về phòng. Tắt đèn đi, tôi châm một điếu thuốc. Tôi không muốn khói ám vào căn phòng, nên tôi mở cánh cửa chớp ra, thò đầu ra ngoài, và cảm nhận được mùi hương ẩm ướt của mặt đất.

Hình ảnh khuôn mặt của Hajikano hằn sâu vào trí nhớ của tôi. Có một vết thâm lớn ở trên mặt của cô ấy. Một vết bớt màu tím than, giống hệt vết bớt trước kia của tôi.

Tôi quyết định không nghĩ về việc làm thế nào mà vết bớt ấy xuất hiện ở đó. Có lẽ nó xuất hiện một cách tự nhiên, có lẽ không phải vậy. Tôi không hẳn là không có những suy đoán của mình, …nhưng chỉ nghĩ thôi sẽ không đưa tôi tới đâu cả. Điều cần nghĩ tới ở đây là vết bớt đó - bất kể nó xuất hiện vì lý do nào - đã mang lại điều gì cho cô ấy.

Hajikano đã cố tự sát trong công viên. Cái đó tôi biết. Liệu có phải chính vết bớt đó đã khiến cô ấy làm vậy? Phải chăng ngoại hình đã làm cô ấy đau khổ tới mức quyết định treo cổ tự sát?

Kể cả khi nói khiêm tốn, Hajikano thực sự vẫn là cô gái xinh đẹp nhất thị trấn này. Tất cả mọi người đều ngưỡng mộ cô ấy; tất cả mọi người đều ghen tị với cô ấy. Ít nhiều thì cô ấy hẳn là cũng biết điều đó. Cô ấy không phải là người không quan tâm tới những cảm xúc nhỏ nhặt của người khác. Chắc chắn cô ấy không thể không nhận ra sự xinh đẹp của mình đã gói gọn từ “vẻ đẹp” và còn hơn thế nữa.

Cô ấy đã cảm thấy ra sao khi sự xinh đẹp ấy bị vấy bẩn? Tôi không tưởng tượng nổi. Nếu vết bớt của tôi là một vết ố trên cái thảm lát sàn, thì cái của cô ấy là vết ố trên một bộ váy trắng tinh khôi. Dù cùng kích cỡ và màu sắc, sức ảnh hưởng của chúng khác xa nhau. Ảnh hưởng về mặt tâm lý của cái sau không thể so sánh được với cái trước. Không phải là vô lý nếu Hajikano trở nên bi quan về tương lai.

Mặt khác, tôi có cảm giác có điều gì đó không đúng trong suy luận này. Liệu Hajikano có nghĩ tới việc tự sát vì một chuyện như vậy không? Vẻ đẹp chỉ là một phần làm nên sức hấp dẫn của cô ấy. Kể từ khi tôi biết tới cô ấy, tôi hiểu rằng cô ấy có một cái nhìn sâu sắc về mọi thứ, nhất là đối với một cô bé học tiểu học. Lời nói của cô ấy luôn rất khôn ngoan, cô ấy luôn chăm chỉ học tập, và thậm chí kể cả các môn thể thao cô ấy cũng luôn ở mức khá. Cô ấy còn đọc rất nhiều sách, cũng như có gu âm nhạc cổ hơn cả bố mẹ của mình. Tối thiểu thì cô ấy phải hiểu biết hơn tôi hai chục lần.

Liệu một người như thế có tự sát chỉ vì nhan sắc bị hoen ố?

Mình sẽ gặp Hajikano sau khi tan học ngày mai, tôi nghĩ. Tất cả những chuyện mà tôi đang suy đoán lúc này tôi đều quá thiếu thông tin. Một khi chúng tôi gặp nhau và nói chuyện, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn, và tới khi đó chúng tôi sẽ quyết định hướng đi tiếp theo.

Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng, nhưng ngay giây phút tôi quyết định mình sẽ gặp Hajikano, một phần trong tôi cảm thấy phấn khích lạ thường. Bất kể chuyện gì đã diễn ra trước kia, giờ tôi lại có thể là một phần của cuộc sống của cô ấy. Ngày chúng tôi tốt nghiệp cấp một, tôi đã nghĩ tôi sẽ sớm quên Hajikano đi sau khi chúng tôi chia đôi con đường. Vậy mà sau khi tấm rèm được vén lên, tôi nhận ra những cảm xúc ấy sau ba năm qua chỉ ngày một sâu đậm hơn.

Theo một nghĩa nào đó, tôi đã đợi ngày này tới từ rất lâu rồi.

Tôi bỏ điếu thuốc xuống và vào phòng khách để bỏ nó vào gạt tàn. Rồi tôi cúi xuống trước tủ áo và kiểm tra lại khuôn mặt mình.

Những kẻ không có gì có một thế mạnh: họ chẳng có gì để mất. Khi bạn chỉ có duy nhất một thứ quý giá đối với mình, bạn luôn bị giày vò bởi nỗi sợ sẽ đánh mất điều đó.

Như một minh chứng cho điều đó, lúc này tôi đang cảm thấy sợ hãi. Sợ vết bớt quay lại, và sợ phải quay lại với cuộc đời màu xám ngắt đó.

*

Sáng hôm sau, tôi đứng khựng lại ở ngoài cửa lớp 1-3.

Tôi vẫn luôn ghét cái giây phút cánh cửa lớp mở ra. Xu hướng đó trở nên ngày một rõ rệt hơn khi tôi lớn lên.

Tất cả mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi chỉ sau một đêm. Bất cứ sự thay đổi nào như vậy sẽ lộ rõ sau khi tôi mở cánh cửa này. Không khí bình yên ngày hôm qua có thể trở nên nhức nhối ngày hôm nay; những người hôm qua là trung tâm của sự chú ý, ngày hôm nay có thể trở thành kẻ bị dạt ra rìa; những người hôm qua còn là bạn tốt, hôm nay có thể gài bẫy bạn… Nói chung, bất cứ thứ gì của ngày hôm qua đều chưa chắc đã không thay đổi vào ngày hôm nay. Vì vậy khi tôi đứng trước cánh cửa mỗi sáng, tôi cảm thấy như mình đang lật một hòn sỏi trên bãi biển lên. Bên dưới có thể là một cái vỏ sò lấp lánh như trân châu, mà cũng có thể là một con sán biển kinh tởm nào đó bò ra từ bên dưới.

Khẽ hít một hơi thật sâu, tôi mở cánh cửa ra. Tôi không thấy Chigusa đâu, nhưng Nagahora nhìn thấy tôi và vẫy tay. Tôi gật đầu, đặt túi sách xuống bàn, và chạy ra chỗ cậu ta.

Nagahora đang ngồi cùng một nhóm, tính cả cậu ta, bao gồm ba nam và hai nữ, cười nói rôm rả. Có vẻ như cậu ta muốn tôi nhập hội. Tôi biết cậu ta làm vậy là có ý tốt, và thực sự là điều mà một thằng như tôi cần lúc này, nhưng đâu đó trong lòng, tôi thực sự thấy phát ngán chuyện đó. Tôi không thích nói chuyện cùng một lúc với nhiều người.

“Cậu là Fukamachi, phải không?” một cô gái cao với gương mặt được chải chuốt gọn gàng, hỏi. “Chân cậu khỏi hẳn chưa? Có vẻ cậu đã phải nhập viện khá lâu nhỉ.”

“Ổn cả rồi,” tôi đáp. “Gần như mình đã khỏi hẳn từ cuối tháng Sáu. Mình chỉ trốn trong đó cho tới hết đợt kiểm tra thôi.”

Cả năm bọn họ đều bật cười, và Nagahora chọc chọc vào ngực tôi. “Không tồi đâu người anh em!”

“Bọn mình đang nói về một trò thử thách lòng can đảm, ai đó nói. Đó là một cậu con trai có tóc ngắn và da ngăm ngăm, tỏa ra một ấn tượng rõ ràng của một cầu thủ bóng chày. “Cậu từng nghe về cái khách sạn bỏ hoang ở chân núi chưa?”

“À, cái Phế tích Phòng Đỏ, phải không?”

Ngay khi tôi dứt lời, cả năm bọn họ ngừng cười. Tôi nói gì lạ sao? Sự lo lắng bao trùm lấy tôi.

“Phòng đỏ?”, Nagahora hỏi.

“Đúng thế. Sâu trong khách sạn, là một căn phòng màu đỏ.”

“Lần đầu tiên mình được nghe về chuyện này đó…” Khác với cô gái kia, cô gái vừa lên tiếng có một gương mặt nhỏ nhắn bình thường, và đôi mắt cô ánh lên đằng sau cặp kính. “Căn phòng đó thì sao?”

“Chẳng có gì hấp dẫn lắm đâu. Nó là một căn phòng có một góc bị xịt đầy sơn màu đỏ, có vậy thôi. Có thể sẽ làm cậu giật mình khi cậu đi vào trong bóng tối, nhưng nó chỉ là như vậy thôi, một căn phòng màu đỏ.”

“Cậu có vẻ biết rõ nhỉ,” cậu tóc ngắn nói. “Cậu vào đó chưa?”

Tôi ngần ngừ đôi chút, nhưng cuối cùng tôi quyết định trả lời thật. “Rồi. Một người bạn đưa mình tới đó hồi sơ trung.”

“Mình muốn biết thêm,” cô gái đeo kính nói.

“Có một cái ghế ở giữa phòng, và một con ma-nơ-canh ngồi trên đó.” Tôi nhận ra mình đang nói ngày một lưu loát. Như thể đó là nhờ vết bớt đã biến mất, tôi bỗng dưng có thể nói chuyện một cách tự nhiên. “Có vẻ như lâu lâu thì có người nào đó đến để thay đồ cho nó, nên tùy hôm nó sẽ mặc đồ bơi, hoặc hôm khác lại là bộ váy đồng phục của Cao Trung số Một.”

Cậu tóc ngắn vỗ tay vào nhau. “Nghe hay đấy! Tự nhiên mình muốn đi quá.”

“Không chỉ có vậy đâu,” thấy phản ứng tích cực của bọn họ, tôi nói tiếp. “Trong căn phòng bên cạnh, có một cái giường cũ, nhưng khá sạch sẽ. Và xung quanh là cả một đống đồ bỏ đi dù gần như chưa dùng tới.”

Đến đoạn này, ba thằng con trai reo lên thích thú, trong khi cô gái đeo kính hơi cau mày, nhưng cũng không hẳn là khó chịu.

Cô gái còn lại có vẻ chưa hiểu. “Cái gì bị vứt đi cơ?” cô ấy hỏi một cách ngây thơ.

“Chà, đương nhiên không phải là bánh quy hay là thẻ bingo…” Cậu con trai nãy giờ chưa tham gia cuộc trò chuyện, có gương mặt ở mức bình thường và làn da hơi nhợt, lặng lẽ nói. “Cũng không phải kẹo đâu.”

“Mình chẳng hiểu gì hết. Cậu đang trên mình phải không?” Cô gái lườm cậu.

“Tối nay,” Nagahora nói. “Mình không đợi được lâu hơn nữa đâu. Bọn mình sẽ đi luôn tối nay. Dẫn đường nhé, Fukamachi.”

“Tối nay?”, tôi lặp lại. “Ồ, xin lỗi, nhưng hôm nay tan học xong…”

“Này, hình như Fukamachi bị gọi thì phải?” cô gái đeo kính để tay lên vành tai.

Chúng tôi lập tức ngừng nói chuyện. Quả nhiên, tôi đang bị gọi tên trên loa trường.

“Giọng thầy Kasai,” cậu có làn da nhợt nói.

“Đang đến đoạn hay,” cô gái đeo kính bĩu môi. “Gặp lại sau, Fukamachi.”

Khi tôi đi, Nagahora hỏi với theo sau.

“Cậu không nghĩ cậu có thể tham gia cuộc thử thách can đảm tối nay à?”

“Đáng tiếc là vậy.” tôi xác nhận. “Hơn nữa, nó sẽ kịch tính hơn nếu ở đó không có người đã biết trước ở đó có gì rồi.”

Sau khi rời khỏi lớp, tôi nhẹ nhõm đặt tay lên ngực.

Hôm nay ở dưới hòn đá là một cái vỏ sò chứ không phải một con giun biển.

*

“Cậu biết vì sao thầy gọi cậu không?”

Từ nhỏ tới giờ, tôi đã nghe khoảng ba mươi câu hỏi đại loại như vậy rồi. ‘Em nghĩ xem sao tôi gọi em lên đây?’ ‘Em biết tôi định nói gì, phải không?’ ‘Nói tôi nghe em đã làm gì sai nào’. Tôi tự hỏi giáo viên học ở đâu ra những cách nói vòng vèo như vậy. Họ được luyện tập, hay đó là thói quen có được sau khi thường xuyên mắng mỏ học sinh?

Khác hẳn với ngày hôm qua, thái độ của thầy Kasai hôm nay khá lạnh lẽo. Ông ta chống khuỷu tay xuống bàn và chống bàn tay vào cằm, tay kia bấm bút một cách bồn chồn như một gã nghiện thuốc lá thiếu thuốc cả ngày.

“Em không biết,” tôi trả lời. Tôi không biết vì sao, nhưng thấy Kasai có vẻ khó chịu với tôi. Tốt nhất là cứ im lặng xem chuyện này đi tới đâu.

“Thôi được.” Ông ta lắc đầu như thể thất vọng, và quay ghế lại để nhìn tôi. “Nhưng cứ thử nghĩ lại xem nào. Tôi sẽ không gọi cậu lên nếu không có việc gì, phải không? Tôi không rảnh mà làm vậy đâu.”

“Vậy thì thầy cứ nói luôn đi ạ. Em đã nói rồi, em không biết, và không thể nào tự dưng em nghĩ ra ngay được. Em không nhớ bản thân mình đã làm gì đáng xấu hổ với bất kì ai.”

Không ít người đi ra đi vào phòng giáo viên vào lúc sáng, và bọn họ đều ném về phía tôi những ánh nhìn tò mò khi tôi bị thầy Kasai đối chất với ánh mắt nóng nảy. Khó có thể gọi đây là một tình huống dễ chịu. Tôi muốn giải quyết xong trước khi có ai trong lớp nhìn thấy.

“Tôi nghĩ như vậy cũng không có gì lạ.” Thầy Kasai nhấp một ngụm cà phê. “Thôi được, tôi sẽ nói thẳng. Cậu có biết ai ngồi ở ghế phía trên bên phải của mình không?”

Ông ấy nói sẽ nói ngắn gọn, nhưng đây lại là một câu hỏi mớm. Nhưng không phải là tôi không thể trả lời. Tôi nhớ rõ sự bố trí chỗ ngồi trong lớp từ hôm qua. Nagahora ngồi phía trên, Chigusa ngồi bên phải, và ghế phía trên bên phải là một ghế trống.

“Em không biết. Vì bạn ngồi đó đã nghỉ học hôm qua.”

“Đúng thế,” Kasai gật đầu. “Và có vẻ hôm nay cũng vậy. Chúng tôi nhận được cuộc gọi từ bố mẹ bạn ấy lúc nãy.”

“Rồi sao ạ?,” tôi hỏi.

“Vậy là cậu cũng không biết luôn…”Thầy Kasai có vẻ sững sờ. Ông ta gãi gãi cổ và thở dài.

“Từ trước tới nay, bạn ấy đã đưa ra những yêu cầu quyết liệt. ‘Hãy cho em sang một lớp khác, không quan trọng là lớp nào’. ‘Em không thể nói được, chỉ cần cho em ra khỏi lớp này.’ Đương nhiên chúng tôi không thể chấp nhận từng yêu cầu ích kỉ như vậy của mỗi học sinh. Nếu chỉ cần có một tiền lệ, bọn tôi sẽ lại phải chấp nhận thêm một yêu cầu nữa, và cuối cùng sẽ phải đầu hàng trước mọi yêu cầu của tất cả học sinh. Vì vậy chúng tôi đã nói hãy cứ cố chịu đựng một năm đã. Và có vẻ lúc đầu bạn ấy đã chấp nhận điều đó một cách ổn thỏa.”

Kể cả khi giải thích, thầy Kasai vẫn nhìn tôi chăm chú. Như thể thầy ấy đang để ý xem tôi có để lộ ra điều gì không.

“Nhưng sáng nay, chúng tôi nhận được một cuộc gọi. Và cuối cùng chúng tôi cũng đã hiểu. Tại sao cô bé lại ghét lớp học này đến vậy? Và tại sao cô bé lại có thể chịu đựng điều đó một cách ổn thỏa cho tới hai ngày trước?”

Tôi im lặng chờ đợi phần tiếp theo.

“Theo những gì mẹ bạn ấy nói thì…” thầy Kasai cuối cùng cũng chịu nói vào ý chính.

“Yui Hajikano từ chối không học chung lớp với Yousuke Fukamachi.”

Tôi cảm thấy như không khí bị rút sạch ra khỏi phổi mình.

Ho húng hắng một cách yếu ớt và hít vào thứ không khí ẩm mốc trong căn phòng giáo viên, cuối cùng tôi cũng hồi phục được khả năng nói của mình.

“Yui Hajikano? Yui Hajikano ở lớp 1-3 sao?”

Kasai cười khẩy. Chắc ông ấy tưởng tôi đang giả vờ tỏ ra ngây thơ.

“Đáng ra cậu phải có tờ danh sách lớp từ tháng Tư rồi chứ. Chưa bao giờ đọc sao? Cậu có nhiều thời gian trong bệnh viện mà.”

Nhiều suy nghĩ cùng một lúc chạy trong đầu tôi, nhưng tôi cẩn thận không để chúng lộ ra trên mặt, và chỉ nói: “Vậy là cô ấy ở đây…”

“Và?,” ông ta lâp tức hỏi dồn. “Để tôi hỏi lại cậu một lần nữa. Cậu có biết vì sao Hajikano lại muốn tránh né cậu không?”

Những cảnh tượng đêm qua nháy lên trong đầu tôi theo phản xạ. Những bậc thang bằng đá xa lắc, cái công viên bỏ hoang cạnh ngôi đền, cái xích đu, chồng sách, sợi dây thừng thắt chặt, và vết bớt của cô ấy.

Suy nghĩ về vết bớt khiến câu trả lời của tôi hơi chậm lại. Kasai không để lọt điều đó. Từ khoảng ngập ngừng chưa đầy một giây ấy, ông ta nghĩ rằng có lẽ tôi biết gì đó.

“Bản thân em cũng đang thắc mắc đây,” tôi cố nói một cách tự nhiên nhất có thể. “Em chưa gặp lại Hajikano từ khi lên cấp hai. Bọn em có học chung một thời gian hồi tiểu học, nhưng em nghĩ cả hai đều coi nhau là bạn tốt hồi đó. Vì vậy em không biêt tại sao bạn ấy lại né tránh em.”

“Thế cậu giải thích ra sao về lý do Hajikano nghỉ học?”

“Em không biết. Xin thầy, hãy hỏi bạn ấy.”

Kasai dí cây bút vào thái dương.

“Tôi biết là đào xới chuyện quá khứ lên thì không hay ho gì, nhưng…Vì là người đã biết rõ những rắc rối cậu gây ra hồi cấp hai, tôi buộc phải tìm hiểu thật kĩ. Cậu hiểu chứ?”

À ha. Thì ra đây là lí do cho cách hành xử rào trước đón sau của ông ta. Hiển nhiên là ông ta đã tự dệt nên một câu chuyện trong đầu về việc tôi và bọn bạn du côn bắt nạt Hajikano hồi tiểu học, hay cái gì đó đại loại như vậy.

“Em hiểu ý thầy thưa thầy. Thầy hoàn toàn có lý do để nghi ngờ em.”, tôi nhượng bộ đôi chút. “Tuy nhiên, về chuyện này, em xin cam đoan rằng có điều gì đó nhầm lẫn ở đây. Xin thầy, hãy hỏi lại Hajikano một lần nữa.”

“Đương nhiên là chúng tôi sẽ làm vậy.”

Ngay khi cuộc nói chuyện kết thúc, tiếng chuông vào lớp vang lên.

“Cậu có thể về lớp,” thầy Kasai bảo tôi. “Nhưng tôi nghĩ tôi sẽ còn phải nói chuyện với cậu sau.”

Tôi lặng lẽ quay đi và rời khỏi phòng giáo viên.

Khi tôi quay lại chỗ ngồi, Chigusa nhìn về phía tôi như thể đang rất muốn nói gì đó. Sau vụ việc với thầy Kasai, tôi đề cao cảnh giác. Có khi cả cô ấy cũng muốn đổ lỗi cho tôi theo một cách tôi không ngờ tới.

“Chào buổi sáng,” tôi cất lời chào để đánh lạc hướng. “Chào buổi sáng,” Chigusa cúi đầu. Một lời chào hơi lạnh lùng.

“Ừm, cảm ơn vì hôm qua,” tôi ngập ngừng. “Không có gì,” cô ấy trả lời máy móc.

Sau đó là một khoảng im lặng nặng nề.

Đầu tiên tôi tưởng tượng những tin đồn thất thiệt về việc tôi bắt nạt Hajikano đã bắt đầu lan rộng. Sau đó tôi nghĩ rằng tôi đã làm gì đó khiến Chigusa bực mình mà tôi không để ý, và khi tôi đang nghĩ lại về những gì đã trao đổi với cô ấy, cô ấy nói một cách lạnh nhạt.

“Fukamachi, lúc nãy trông cậu có vẻ vui quá nhỉ.”

Cô ấy đang nói về lúc tôi nói chuyện với Nagahora và hội bạn về ngôi nhà hoang, trước khi thầy Kasai gọi tôi lên phòng giáo viên. Màn thẩm vấn của ông ta khiến tôi quên sạch sự thích thú của tôi khi nói chuyện lúc nãy.

Tôi nhẹ nhõm khi biết lí do dành cho thái độ phụng phịu của Chigusa. Có lẽ cô ấy không thích hội bạn của Nagahora, hoặc không thích thái độ của họ khi họ nói chuyện. Tôi biết là tôi sẽ không để ý tới họ đủ để trở nên thân thiết với nhóm đó.

“Bọn mình nói về cái khách sạn bỏ hoang đó,” tôi giải thích. “Bọn họ định tới đó để thử thách lòng can đảm. Mình đã nói với họ là mình đã làm vậy hồi cấp hai và bọn họ có vẻ khá thích thú.”

“Vậy cậu có đi với mấy đứa đó không, Fukamachi?”

“Không. Họ có mời mình, nhưng sau khi tan học mình có việc bận.”

“Mình hiểu rồi.”

Cô ấy hắng giọng.

“Ừm, Fukamachi này. Mình làm lại đi.”

Tôi nghiêng đầu bối rối. Chigusa nói “Chào buổi sáng, Fukamachi,” với một nụ cười tươi.

À, tôi hiểu rồi.

“Cảm ơn vì ngày hôm qua,” tôi lặp lại với cô ấy.

“Không có gì.” Đôi mắt cô ánh lên sự thỏa mãn. “Như mọi khi, đừng ngại khi nhờ mình chuyện gì.”

“Được thôi. À mà này…” tôi chỉ vào chiếc ghế phía trên chéo với mình. “Đó là chỗ của Yui Hajikano à?”

Chigusa hấp háy mắt, rồi gật đầu.

“Đúng vậy, đó là chỗ của Yui Hajikano, nhưng mà cậu còn chưa…” Cô ấy ngừng lại và ngẩng đầu lên. “Cậu quen bạn ấy à?”

“Ừ. Bọn mình học cùng lớp hồi tiểu học.”

“Vậy thôi sao?”

Chigusa nhận ra sự thay đổi của nét mặt của tôi và gật đầu đầy ngụ ý.

“Trông có vẻ hai cậu không chỉ đơn giản là bạn cùng lớp nhỉ.”

“Nah,” tôi yếu ớt lắc đầu. “Bọn mình chỉ là bạn cùng lớp.”

Tôi không thể chú tâm vào tiết học buổi sáng. Tôi cứ nhìn chết trân vào cuốn vở trắng và hồi tưởng lại cuộc nói chuyện với thầy Kasai lúc sáng. Chigusa bắt chuyện với tôi vào mỗi giờ giải lao, nhưng tôi chỉ đáp lại một cách uể oải.

Khi tôi đang thay đồ trước tiết thể dục vào tiết ba, tôi hỏi vu vơ Nagahora một chuyện.

“Này, tôi muốn hỏi ông về cô gái ngồi cạnh ông…”

“Cạnh tớ á… Yui Hajikano?”, cậu ta trả lời trong khi cởi áo. “Cô gái có vêt bớt to đùng trên mặt?”

“Vết bớt?”, tôi lặp lại mà không kịp suy nghĩ.

Đó là một câu trả lời bất ngờ. Nếu Nagahora biết về nó, có nghĩa là vết bớt của Hajikano phải ở trên mặt cô ấy khá lâu rồi.

“Thế Hajikano có việc gì với cậu à?”

“Ồ, chỉ là cô ấy là bạn cũ của tôi thôi.”

“Hmm.” Cậu ta cởi áo phông và mặc đồng phục thể dục vào. “Thế cậu định hỏi gì?”

Tôi nghĩ một lúc; rồi thay đổi câu hỏi của mình. “Cậu ấy có vết bớt đó bao lâu rồi?”

“Bao lâu rồi ư?” Nagahora suy nghĩ một chút. “Chịu. Từ lúc tớ gặp thì cậu ấy đã có nó rồi.”

“...Tôi hiểu rồi. Cảm ơn nhé”

“Không vấn đề gì,” Nagahora gật đầu.

Nếu cậu ta đang nói thật, Hajikano đã có vết bớt đó trên mặt từ tháng Tư. Tôi ngày càng trở nên bối rối.

Thử sắp xếp mọi chuyện lại nào. Hajikano, như tôi được kể, không muốn gặp tôi. Và đây không phải chuyện vừa mới diễn ra; từ khá lâu rồi - có lẽ là từ khi cô ấy phát hiện ra cô ấy cùng lớp với tôi - cô ấy đã đưa ra yêu cầu với thầy Kasai. Vì vậy Hajikano tránh mặt tôi và chuyện ngày hôm qua là không liên quan. Đó không phải là sự tức giận vì tôi đã chen vào việc cô ấy tự tử, hay vì muốn tránh mặt tôi sau khi tôi đã thấy cô ấy làm một việc đáng xấu hổ.

Vậy, chính xác thì tại sao Yui Hajikano lại ghét Yousuke Fukamachi?

Tôi không biết phải đoán thế nào - là những gì tôi nghĩ. Nhưng tôi có một giả thuyết.

Phải chăng vết bớt của Hajikano chính là vết bớt đã biết mất khỏi gương mặt của tôi?

Nghĩ lại thì, người phụ nữ đó đã gọi đây là một “ván cược”, nhưng lại không nói rõ khoản tiền cược ở đây là gì. Nhưng có lẽ nào, “tiền cược” đã được trả từ trước mà tôi không hề hay biết? Và không lấy trực tiếp từ tôi, mà gián tiếp, thông qua Hajikano?

Và phải chăng Hajikano đã biết rằng cô ấy đang bị sử dụng như một đồng xèng cược?

Có điều, từ đoạn này trở đi, mọi suy diễn đều nằm trong miền hư cấu. Dẫu sao thì, vét bớt của Hajikano đã xuất hiện rất lâu trước khi vết bớt của tôi biến mất. Muốn giả thuyết này của tôi đúng, một trong hai điều kiện phải được thỏa mãn:

1.Người phụ nữ trong điện thoại đã quay ngược thời gian lại để lấy đi khoản tiền cược.

2.Người phụ nữ trong điện thoại đã biết trước là tôi sẽ đồng ý.

Và đây là lỗ hổng trong giả thuyết này. Nhưng nghĩ cùng thì “logic” liệu có ý nghĩa gì khi vết bớt đáng ra không thể chữa khỏi của tôi đột nhiên biến mất? Đòi hỏi một giả thuyết mạch lạc về những sự kiện gần đây thì thật là xa xỉ. Và nghiên cứu những hành động của người phụ nữ trên điện thoại để suy đoán tính cách và “những gì cô ta đang nghĩ” có lẽ sẽ giúp tôi tìm ra sự thật sớm hơn.

Và thế là tôi bắt đầu hình dung. Một đêm, Hajikano đang đi dạo buổi tối thì nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo. Nhấc cái tai nghe như thể đang nài nỉ mình lên, người phụ nữ đó đã bảo cô ấy. “Sự xinh đẹp của cô đã bị lấy đi thay cho khoản cược của Yousuke Fukamachi.” Hajikano cau mày vì lời nói đùa thô lỗ, và dập máy.” Và ngày hôm sau, cô ấy khựng lại trước gương. Một vết bớt kinh dị - nhưng là vết bớt cô có cảm giác rất quen thuộc - xuất hiện trên mặt cô. Cô tẩy nó bằng xà phòng, nhưng nó không trôi đi.

Buổi chiều hôm đó, lo lắng, và có lẽ sau khi tới cả bệnh viện, cô nhận được một cuộc gọi nữa từ người phụ nữ kia. Cô ta nói rằng: “Đó chính là vết bớt vốn ở trên mặt Yousuke Fukamachi.”

Ở điểm này, một sự nghi ngờ nảy ra trong lòng tôi một cách tự nhiên. Tại sao phải sử dụng một phương pháp vòng vèo như vậy? Tôi thử nghĩ từ góc nhìn của cô ta, và rút ra được một kết luận có vẻ hợp lý.

Có lẽ cô ta muốn thử thách chúng tôi. Để xem tôi liệu có thể đối xử với Hajikano giống như cách Hajikano đã đối xử với tôi trước kia, khi cô ấy đã bị cướp mất nhan sắc của mình.

“Fukamachi.” Chigusa chọc tay vào vai tôi. “Cậu định ngồi ngẫm nghĩ lâu nữa không?”

“Không.” Tôi ngả người ra đằng sau và vươn vai. “Mình dừng ngay đây.”

Chigusa mỉm cười và cúi xuống để lại gần chỗ tôi.

Khi chúng tôi vừa ăn trưa vừa nói chuyện rì rầm, Nagahora quay về từ cửa hàng, nói “Cho tớ quấy rầy tí nào,” và đặt một chiếc ghế chen vào giữa hai chúng tôi. “Đúng vậy, cậu đang quấy rầy mình đấy,”Chigusa nói, nhưng cô ấy vẫn rời hộp cơm của mình đi để lấy chỗ cho cậu ta. Bọn họ cũng khá thân nhau.

Sau khi cả ba ăn xong, Nagahora bắt chuyên.

“Các cậu có để ý mọi người hôm nay đều có vẻ bồn chồn hơn mọi khi không?”

“Thế à?” Chigusa nhìn quanh.

“Vì hôm nay mới là ngày thứ hai Fukamachi đi học nên chắc cậu ấy không biết, nhưng mọi người đều đang rất hồi hộp. Vì một sự kiện lớn sắp diễn ra.

Tôi nghĩ về những sự kiện được lên kế hoạch vào tháng Bảy.

“Sự kiện… Ồ, có phải là giải thể thao hôm thứ Bảy không?”

“À, có cả cái đó nữa. Nhưng không phải cái tớ đang nói đến.”

Chigusa trả lời hộ tôi. “Giờ là thời điểm công bố kết qua cuộc thi Hoa khôi Minagisa.”

“Ồ, ra thế,” tôi gật đầu. “Mình quên béng mất là có một sự kiện như vậy.”

“Nói ngắn gọn thì nó là một cuộc thi sắc đẹp mà học sinh nào cũng có thể tham gia. Mình khá là ấn tượng với việc họ có thể tổ chức một sự kiện như vậy hàng năm.”

“À mà này, tớ bỏ phiếu cho Ogiue đó,” Nagahora thản nhiên nói.

“Mình không thấy vui đâu.”

Chigusa lườm cậu ta, nhưng cậu ta không để ý và quay sang phía tôi.

Tôi nhìn quanh phòng học, rồi quay lại nhìn cô gái ngồi bên cạnh tôi.

“Để xem nào… Chắc mình cũng sẽ bỏ phiếu cho Ogiue.”

Miễn là chúng ta loại trừ Hajikano, tôi thầm thêm vào.

“Sao lại là mình?”, cô ấy hỏi, gò má hơi ửng đỏ.

“Cậu trông giống như một cô gái bơi rất giỏi,” tôi trả lời.

“Thế nghĩa là sao chứ?”

“Có nghĩa là cậu cũng là cô gái xinh nhất,” Nagahora dịch nó ra hộ tôi.

“...Chà, cảm ơn nhé,” Chigusa thở dài.

Lễ hội mùa hè được tổ chức hàng năm ở Minagusa từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Tám hàng năm, và vào đêm ngày thứ hai, theo truyền thống thì “Hoa khôi Minagisa” sẽ kể lại câu chuyện truyền thuyết về nàng tiên cá được lưu truyền ở thị trấn của chúng tôi, và hát bài hát có tên là “Bài hát của nàng tiên cá. Vai diễn đó là tâm điểm của cả lẽ hội, và phải là một cô gái chưa lập gia đình mới được tham dự.

Năm nào thì vai diễn đó cũng được chọn từ trường Cao Trung Minagisa số Một… vì nơi này là một thị trấn quê mùa, nên việc chưa lập gia đình khá là đáng xấu hổ, vì vậy những ai không phải là học sinh đều tránh xa vai diễn đó như tránh tà vậy, bởi vì đứng trước mọi người với vai trò là Hoa khôi Minagisa cũng đồng nghĩa với việc tuyên bố cho mọi người rằng “Tôi chưa lấy chồng.” Hơn nữa, nhiều truyền thuyết về những nàng tiên cá đều là những câu chuyện bi kịch, và Minagisa cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy được chọn làm Hoa khôi Minagisa có thể coi là một vận rủi ảnh hưởng tới cơ hội lấy chồng.

Truyền thuyết về Nàng tiên cá vùng Agohama, nói tóm lại, giống như kết hợp câu chuyện về Yaobikuni vùng Fukui và câu chuyện Nàng tiên cá của Hans Andersen, mỗi thứ một nửa.

Yaobikuni là câu chuyện về cô gái ăn thịt tiên cá, trở nên bất tử, và lưu lạc khắp bốn phương trong suốt tám trăm năm.[note11490] Còn Nàng tiên cá thì đã rời khỏi đại dương vào sinh nhật lần thứ mười lăm, và có một tình yêu bị ngăn cấm với một con người. Còn Nàng tiên cá vùng Agohama… về cơ bản là thay thế mụ phù thủy trong truyện Nàng tiên cá bằng Yaobikuni.

Điều thú vị là, nếu những ghi chép là chính xác, thì Nàng tiên cá vùng Agohama đã xuất hiện trước khi Andersen viết Nàng tiên cá. Hơn nữa, nếu bạn muốn so sánh, nó cũng khá thú vị khi câu chuyện được kể từ góc nhìn của bà phù thủy, chứ không phải nàng tiên cá. Đó chính là lý do vì sao thị trấn Minagisa lại bỏ công bỏ sức một cách thừa thãi để đặt những bức tượng nàng tiên cá ở khắp thị trấn, để quảng bá thương hiệu “Thị trấn Tiên cá” với hi vọng thu hút khách du lịch. Có điều, cho tới tận hôm nay, tôi vẫn chưa thấy có du khách nào đúng kiểu “du khách” tới đây,

Truyện kể rằng tới khi qua đời, Yaobikuni đã giữ nguyên vẻ ngoài kể từ khi cô ấy mười lăm hay mười sáu tuổi. Nàng tiên cá cũng phải lòng một con người vào ngày sinh nhật thứ mười lăm. Vì vậy đó là một lý do nữa để có thể nói việc chọn một nữ sinh cao trung để kể lại câu chuyện Nàng tiên cá vùng Agohama là hợp lý.

Tôi có cảm giác Chigusa sẽ rất phù hợp với vị trí Hoa khôi Minagisa, vì cảm giác không may mắn bao quanh cô ấy sẽ phù hợp với sự bi kịch của Nàng tiên cá vùng Agohama. Đương nhiên, tôi không nói thẳng điều đó với cô ấy. Hẳn là cô ấy sẽ không thích khi được khen theo cách đó.

Đúng như Nagahora dự đoán, cuối giờ nghỉ trưa, kết quả của cuộc thi Hoa khôi Minagisa được thông báo trên loa của trường. Sau một vài lời dẫn để tăng thêm phần kịch tính, người dẫn chương trình tuyên bố tên người thắng cuộc.

“Lớp 1-3, Chigusa Ogiue.”

Gương mặt Chigusa như đông cứng lại.

Trong khoảnh khắc, cả lớp học chìm vào im lặng. Cuối cùng sự im lặng bị phá vỡ bởi tiếng vỗ tay của Nagahora. Những người còn lại lần lượt hùa theo như thể được cậu ta chỉ dẫn.

Từ tiếng vỗ tay, có vẻ như mọi người trong lớp thực sự chúc mừng chiến thắng của Chigusa. Bọn họ không cố tình chọn như vậy để chế giễu cô - một vài lần tôi đã bị đẩy vào tâm điếm sự chú ý một cách ác ý hồi cấp hai, nên tôi chợt nghĩ tới chuyện đó. Không, tất cả bọn họ đều bầu cho cô ấy vì họ cảm thấy Chigusa, người gợi nên hình tượng một cô gái xinh đẹp nhưng bất hạnh, là lựa chọn phù hợp nhất cho vai nữ chính của môt câu chuyện bi kịch. Giống như những gì tôi và Nagahora đã nghĩ.

Còn bản thân Chigusa, giữa những tiếng ồn ào, gục đầu xuống, mặt tái mét. Tôi và Nagahora gọi cô ấy vài lần, nhưng cô ấy không trả lời. Vì vậy, tôi quyết định thay đổi cách tiếp cận. Nãy giờ chúng tôi gọi cô ấy bằng “Ogiue”, nhưng tôi đổi sang “Chigusa.”

Chigusa đột nhiên ngẩng đầu lên nhìn tôi.

“Xin lỗi, mình hơi sửng sốt một chút. Mình ổn rồi.”

“Nếu cậu không muốn phải xuất hiện trước mặt mọi người, cậu có thể từ chối. Sẽ không ai trách cậu đâu,” tôi bảo cô ấy.

“Không nghiêm trọng vậy đâu. Mình chỉ hơi ngỡ ngàng thôi.”

“Đừng lo lắng về chuyện đó,” Nagahora vui vẻ nói. “Nếu cậu thực sự không muốn, tớ sẽ thế chỗ cho.”

“Nó chỉ dành cho những cô gái chưa lấy chồng thôi,” cô ấy trả lời với một nụ cười méo xệch. Nhưng có vẻ nhờ cậu ta mà tâm trạng của cậu ấy cũng khá hơn một chút.

Tuy vậy, trong cả ngày hôm đó, Chigusa tỏ ra xa cách thấy rõ. Trong giờ học, cô ấy không chú ý tới bài giảng, chỉ nhìn ra cửa sổ với biểu cảm u ám trên mặt. Khi hết tiết sáu, cô ấy vẫn chưa trở lại bình thường. Khi tôi bảo “Hẹn gặp lại ngày mai.”, cô ấy giật mình như thể bị kéo về thực tại, rồi nặn ra một nụ cười và vẫy tay. “Ừ, mai gặp lại.”

Có lẽ cô ấy không thích phải xuất hiện nơi đông người, lúc đó tôi nghĩ vậy. Sau này, tôi mới thấy rõ vấn đề không nằm ở chỗ đó, nhưng tôi cũng không thể làm gì được. Thực sự là chỉ với những thông tin ít ỏi mà tôi có và mong muốn hiểu được cô ấy thì thật là viển vông.

Đúng vậy, không chỉ lý do khiến Chigusa tái mét khi được chọn làm Hoa khôi Minagisa. Thực sự có quá nhiều điều mà tôi không biết về cô ấy lúc đó. Những chứng cứ vương vãi khắp nơi, chỉ có điều tôi không có thời gian để dừng lại và xem xét chúng một cách cẩn thận.

*

Lén lút hút thuốc là một việc gây nên gánh nặng cho tâm trí. Một điều đáng ngạc nhiên chính là sự khó khăn để tìm một nơi không ai nhìn tới để hút thuốc, dù dân số ít ỏi - vì nơi đây là một thị trấn ở miền quê. Lúc nào cũng có những người thèm muốn sự náo nhiệt và sẵn sàng ngồi cả ngày bên cửa sổ để ngắm nhìn những người đi đường, và sung sướng chạy ra ngoài khi thấy bất cứ chuyện gì xảy ra dù là nhỏ nhất. Ngay khi một người xuất hiện, những kẻ khác đánh hơi thấy mùi thị phi cũng nhanh chóng lần lượt kéo nhau ra. Và sau đó bạn sẽ thấy trong vòng nguyên một tiếng đồng hồ mọi người xúm lại bàn tán, còn chẳng biết sự việc vừa xảy ra là có thật hay chỉ là nhầm lẫn.

Tôi di ngón chân dập tắt điếu thuốc, rời khỏi toa-lét công viên sặc mùi amoniac, và hít căng hai lá phổi với bầu không khí trong lành bên ngoài. Một mùi hương của nhựa đường khô rang cùng với mùi cây cỏ sực nức từ bụi cây rậm rạp ven đường. Tôi lau khô mồ hôi đang chảy xuống hai bên má, và tiếp tục hành trình tìm kiếm nhà của Hajikano.

Những gì tôi còn nhớ là tiếng mưa rơi. Và không phải một cơn mưa nhỏ, mà là một cơn mưa sẽ khiến bạn ướt sũng tới tận đầu gối kể cả khi mang ô. Lần đầu tiên tôi tới nhà cô ấy cũng tầm khoảng thời gian này, trong một buổi chiều giữa tháng Bảy, khoảng thời gian được biết tới bởi thời tiết thất thường của nó.

Ngày hôm đó, có một cơn bão lớn ập tới mà không được dự báo trước. Có những đứa lười biếng như tôi không thèm mang ô đi và cứ vứt chúng ở trường, nhưng đa số học sinh thì phải đợi bố mẹ tới đón.

Hajikano luôn là một người nguyên tắc về việc phải mang đồ của mình về nhà, nên đương nhiên cô ấy thuộc nhóm thứ hai. Nhưng khi biết tôi có một cái ô, cô ấy cứ nhắc đi nhắc lại. “Mình sẽ rất vui nếu có ai đó đưa mình về nhà… ý mình là, sẽ thật chán nếu đứng đây tận hai tiếng để đợi bố đến!”

Và như vậy, tôi quyết định đưa Hajikano về nhà. Phần lớn bọn con trai đều đã từ bỏ ý định đi về và đã chui vào phòng thể chất, còn lũ con gái thì túm tụm lại nói chuyện, những đứa không có bạn bè thì chui vào thư viện, ngoài ra còn vài đứa dở hơi chạy trên sân với đôi chân trần. Nhưng ngoài tất cả những người đó ra, chỉ có tôi và Hajikano là bước về phía cổng trường.

Vào lúc đó, có một điều hơi lạ, lúc đó chúng tôi đang… không hẳn là cãi nhau, mà chỉ hơi dỗi nhau một chút, và lúc đó chúng tôi đang ở trong tình cảnh khó để mở lời với nhau. Cơn giận của tôi đối với cô ấy đã biến mất từ lâu, nhưng tôi vẫn chưa tìm được cơ hội để kết thúc chiến tranh lạnh, và đang loay hoay tìm cách làm lành với cô ấy.

Tôi nghĩ, có lẽ, lúc đó cô ấy cũng đang cảm thấy như vậy. Và rồi cơn bão ập tới. Khi tôi nhìn nó qua cửa sổ, Hajikano tiến lại gần tôi hơn bình thường một chút. “Dự báo sai rồi”, cô ấy nói. “Giờ thì cuối cùng tớ cũng mang được cái ô về nhà”, tôi đáp lại.

Vài phút sau, chúng tôi lại giữ khoảng cách với nhau như ban nãy.

Chúng tôi rời cổng trường, và tôi mở ô ra. Hajikano nép vào phía dưới, và cười khúc khích như bị ai đó cù léc.

Ngay khi chúng tôi bước ra khỏi mái hiên, những giọt mưa nặng hạt tới tấp đập vào chiếc ô. Nước bắn lên theo từng bước chân của chúng tôi, và mỗi cơn gió đều làm chiếc ô lung lay, và tạt một lượng lớn nước từ trên chiếc ô. Con đường này mọi khi chật ních những học sinh ra về, lúc này chỉ có hai chúng tôi sánh bước.

Nếu không nhờ cơn mưa đó, có lẽ sẽ mất một lúc lâu hơn để chúng tôi làm lành.

Thi thoảng, bàn tay trái của Hajikano hơi chạm vào bàn tay phải của tôi, nhưng thứ để lại ấn tượng trong trí nhớ của tôi lại là cảm giác ướt nhoe nhoét của đôi giày của mình. Cho tới lúc đó, những khoảnh khắc mà tôi thân mật với Hajikano rất ít khi xảy ra, nhưng không hiểu vì sao, lúc đó tôi chỉ nghĩ đến lũ ve sầu. Chúng bay đi đâu khi cơn bão lớn kéo tới? Đương nhiên, tôi không chỉ thắc mắc về lũ ve sầu, mà còn về bầy chim sẻ, bươm bướm, mèo hoang, và lũ gấu, nhưng tôi thấy lo lắng nhất về lũ ve sầu. Chúng không sống nổi một tháng, vậy không biết chúng cảm thấy sao khi nguyên một ngày của cuộc đời ngắn ngủi ấy bị cơn mưa làm hỏng?

Dù mới hơn ba giờ chiều, nhưng tầm nhìn xấu tới mức những chiếc xe đạp đi ngang qua phải nháy đèn. Khi đi trên đoạn đường dốc thì chúng tôi còn tương đối ổn, nhưng chỉ năm phút đi bộ dưới đường bằng, chúng tôi dính phải ba vệt bùn bắn ra từ những chiếc ô tô đi ngang qua. Vào lần đầu tiên, tôi đứng hướng về phía chiếc xe, giống như một bức tường cho Hajikano, để cô ấy không bị ướt quá. Nhưng đến lần thứ hai cả hai chúng tôi đều bị ướt nhép tới mức không hiểu bây giờ chúng tôi nên che ô để làm gì nữa. Và đến lần thứ ba, chúng tôi chẳng buồn để ý nữa.

Nhưng tôi vẫn không hề buông tay khỏi chiếc ô, tấm vé giúp tôi được gần sát Hajikano. Nhờ có cơn mưa làm khuất tầm nhìn và khiến không ai nhìn chúng tôi, tôi gần như có thể quên đi vết bớt trên mặt mình. Giá như mọi chuyện cứ như thế này mãi, tôi nghĩ. Chỉ vì có thể nhìn quá rõ một số thứ nên cuộc sống của tôi mới trở nên khó khăn. Nếu thế giới này mờ mịt đi hơn một chút, có lẽ người ta sẽ công bằng hơn khi đánh giá mọi thứ, thay vì chỉ dựa vào ấn tượng mà đôi mắt của họ đem tới cho họ.

“Đến nơi rồi,” Hajikano bảo tôi, và tôi dừng lại. Hai bên cánh cổng là những cây cẩm tú cầu nhiều màu sắc, đung đưa trong cơn mưa. Có vẻ đây chính là nhà của Hajikano.

“Cảm ơn vì đã đưa tớ về,” cô ấy nói, cúi đầu xuống.

“Nhưng mà cái ô chẳng có tác dụng gì cả, nhỉ? Trông bọn mình như thể vừa đi bơi về.”

“Không sao. Tớ thấy rất vui.”

Hajikano kéo cửa để đi vào trong, nhưng chợt nhớ ra điều gì đó và quay lại.

“Cậu vào trong này trú mưa nhé?”

“Cảm ơn, nhưng mà thôi. Nhà tớ ở ngay đây thôi.”

Những lời mà tôi giữ lại trong lòng là, “Tớ e là bố mẹ cậu sẽ không dành cho mình nhiều thiện chí khi cậu mời tớ, một thằng với vết bớt xấu xí như thế này, vào chơi nhà như một người bạn.”

“Được rồi… tớ nghĩ vậy cũng được.” Hajikano xoa xoa cằm.

“Ừ. Hẹn gặp lại ngày mai nhé.”

Khi tôi chuẩn bị bước đi, Hajikano nắm lấy tay áo tôi trong lòng bàn tay.

Cô ấy thì thầm vào tay tôi. “Cậu không giận đấy chứ?”

“Tớ chưa hề giận chút nào. Cậu thì sao?”, tôi hỏi lại.

“Tớ cũng không hề giận.” Cô ấy buông tay ra với vẻ nhẹ nhõm trên khuôn mặt.

“Đi cẩn thận nhé.”

“Ừ. Cậu cũng giữ sức khỏe đi.”’

Không lâu sau khi chúng tôi chia tay, cơn mưa bắt đầu dịu bớt. Và chỉ sau năm phút, nó đã tạnh hẳn. Nhưng tôi không hề có ý nghĩ rằng “giá mà mình ở lại thêm vài phút nữa ở trường, có lẽ mình đã không bị ướt.”

Từ hôm đó, dù chỉ là một bước nhỏ, nhưng tình bạn của chúng tôi đã tiến xa hơn một chút. Bằng chứng là, kể từ hôm đó, chúng tôi tới trường cùng nhau. Mỗi sáng, tôi lại tới nhà của Hajikano. Cô ấy luôn xuất hiện trong vòng mười giây kể từ khi tôi bấm chuông. Khi cánh cửa mở ra, có một mùi hương là lạ tỏa ra từ bên trong ngôi nhà. Ngôi nhà nào cũng có một mùi đặc trưng, nhưng mùi hương đó làm tôi hình dung ra một niềm hạnh phúc dịu dàng. (chẳng vì lý do gì cả, tôi chỉ có cảm giác là như vậy). Tôi chỉ nghĩ rằng, nếu có một mùi hương dành cho hạnh phúc, hẳn là nó sẽ giống như thế này.

Hajikano sẽ mang giày vào, kiểm tra lại quần áo và đầu tóc, và không quên nói “Con đi đây” với cả nhà ở trong phòng khách. Chỉ cần nhìn qua cũng thấy cách cô ấy mặc quần áo trông rất người lớn, và nếu bạn để ý kĩ bạn sẽ nhận ra tất cả chúng đều là những bộ quần áo đẹp hơn nhiều so với những gì bạn có thể mua được trong thị trấn này. Có lúc tôi tự hỏi liệu mẹ cô ấy có bận đồ cho cô ấy như một cô búp bê hay không. Bất cứ ai có một cô con gái như vậy đều sẽ cảm thấy ham muốn đi mua sắm.

Tôi đến nhà Hajikano mỗi sáng, nhưng tôi chưa từng bước qua cửa chính. Nếu tôi nói mình muốn vào, hẳn là cô ấy sẽ mở cửa cho tôi; và nếu cô ấy bảo tôi đi vào, có lẽ tôi cũng sẽ làm theo. Nhưng chúng tôi cảm thấy không cần thiết. Thực sự thì chúng tôi cảm thấy như thể sẽ là một sự lãng phí nếu mối quan hệ giữa chúng tôi trở thành kiểu bạn bè mà có thể ra vào nhà nhau một cách thoải mái. Vì vậy, tôi chưa bao giờ gặp bố mẹ cô ấy. Tôi cũng hiểu rằng nếu bọn họ không biết rằng con gái họ coi một thằng bé với một vết bớt tởm lợm là bạn thì điều đó cũng không có hại gì cho họ.

Tại sao tôi lại cẩn trọng với mối quan hệ trước kia với Hajikano đến như vậy? Nghĩ lại thì, có lẽ tôi không muốn thay thế sự thấu cảm giữa chúng tôi bằng một mối quan hệ thân thiết hơn. Nói cách khác, tôi muốn mối quan hệ của chúng tôi giống kiểu “...nhưng bọn tôi thấu hiểu lẫn nhau” hơn là “...vì vậy mà chúng tôi thấu hiểu lẫn nhau.” Khi hai con người càng trở nên xa cách, bạn lại càng có thể cảm nhận rõ sợi dây kết nối họ lại với nhau.

Không hẳn là do có nhiều thay đổi, nhưng tới nhà Hajikano sau bốn năm khiến tôi cảm thấy như đến nhà của một người xa lạ. Ngôi nhà gỗ kiểu Nhật với gam màu tối đã được tân trang lại toàn bộ, nhưng vẫn không giấu được những dấu vết của thời gian, đôi chỗ có những vết nứt hay vết cáu bẩn.

Tôi bấm chuông, cảm giác trong lòng nặng nề hơn so với bốn năm trước nhiều. Tôi bẻ lại cổ áo, đợi ai đó ra mở cửa, nhưng không có ai xuất hiện. Tôi bấm chuông lại lần nữa rồi đứng dựa vào một cái cột nhà.

Bên cạnh cái chuông là một cái biển tên với họ tên của những thành viên trong gia đình, viết bằng kiểu chữ uốn lượn cầu kì. Một cái cây lớn trong vườn, có vẻ là địa điểm ưa thích của bọn ve sầu; tiếng kêu chói tai của chúng khiến những cành cây như rung lên. Có lẽ chúng tới trú ở đây trong cơn bão ấy, tôi nghĩ. Tôi định với tay vào túi để lấy một điếu thuốc, nhưng tôi không dám chắc là mẹ của Hajikano sẽ không xuất hiện đúng lúc tôi châm thuốc. Trong cái nắng cháy da, tôi kiên nhẫn đợi ai đó ra mở cửa.

Sau một lúc, tôi nghe thấy tiếng ai đó chậm chạp bước xuống cầu thang. Một cô gái khoảng hai mươi ra mở cửa. Mái tóc nâu gợn sóng của cô ấy rối tung, đủ loại đồ trang điểm trên mặt, và chiếc áo cô ấy đang mặc thì nhăn nheo, gợi nên một cảm giác luộm thuộm. Trong một tích tắc, tôi tự hỏi cô gái này và Hajikano có quan hệ thế nào với nhau, và tôi đoán cô ta là một người bạn của Hajikano, nhưng rồi tôi nhớ lại những cái tên trên tấm biển. Có lẽ đây là chị gái của Hajikano.

Cô ta dụi mắt và nói bằng giọng ngái ngủ. “Cậu cần gì?”

“Yui Hajikano có ở nhà lúc này không ạ?”

“Tôi chịu. Có khi nó ở nhà đấy.” Cô ta ngáp dài và liếc nhìn tôi. “Cậu là bạn trai nó?”

“Không,” tôi tuyên bố thẳng thừng.

“Vậy cậu là một tên stalker?”

“Chỉ là một người bạn. Bọn em học chung tiểu học cùng nhau.”

“Bạn, hử,” cô ta nói mỉa mai. Cô ta gãi gãi phía sau gáy của mình.

“Kể cả nếu cậu là bạn cũ của Yui, thì cậu lại càng có thêm nhiều lý do để không gặp con bé lúc này. Tôi không biết giải thích sao, nhưng tóm lại là, Yui Hajikano cậu từng biết không còn ở đây đâu.”

“Vâng, em biết điều đó,” tôi gật đầu. “Chính vi vậy mà em cần tới đây để xác nhận một điều với Yui.”

“Nói luôn đi. Tôi sẽ bảo với con bé.”

“Em muốn nói với cô ấy trực tiếp. Phiền chị bảo cô ấy rằng ‘Yosuke Fukamachi tới thăm’?

Cô ta lắc đầu quầy quậy. “Con bé không muốn gặp ai vào lúc này.”

“Chuyện đó em cũng biết. Tuy vậy, chính vì cô ấy không muốn gặp em nên em mới cần phải gặp cô ấy.”

Sau đó là một khoảng yên lặng dài. Từ ánh mắt của cô ta, tôi có thể đoán cô ta đang đánh giá mọi chuyện.

“Thôi được,” cô ta khịt mũi. “Nhà tôi cũng mệt mỏi với nó lắm rồi. Yosuke hả? Nếu cậu nghĩ cậu có thể làm được gì đó, cứ thử đi. Nhưng mà tôi không tin tưởng lắm đâu.”

“Em cảm ơn.”

Tôi nhìn lại cái biển tên. Phía trên cái tên “Yui” là “Aya”. Aya Hajikano. Có vẻ đó là tên cô ta.

“Tôi đang ngủ nướng. Lâu lắm rồi tôi mới có một ngày nghỉ như thế này.”

Khi đưa tôi tới phòng, Aya kể cho tôi rằng cô ta đã ngủ từ trưa tới giờ.

“Cả tháng nay tôi mắc kẹt trong phòng thí nghiệm. Mãi tận tối qua công việc mới ổn thỏa, và tôi cứ tưởng mình có thể ngủ ngon lành… thì đùng một cái cậu xuất hiện và đánh thức tôi dậy.”

“Em xin lỗi,” tôi nhanh chóng tạ tội.

“Ít ra cho tôi nghỉ mấy ngày đã chứ. Cậu không đợi mấy hôm nữa được à?”

“Không thể được.”

Đột nhiên, cô ta ngửi ngửi áo tôi. “Này, cậu có mùi khói thuốc. Cậu là học sinh cấp ba cơ mà.”

“Bố mẹ em đều hút thuốc, nên em nghĩ nó ám vào áo của em thôi.”

“Này, tôi không có ý chĩa mũi vào vấn đề riêng tư của cậu đâu.”

Sau khi đi lên cầu thang, Aya dừng lại trước một căn phòng.

“Đây là phòng của Yui,” cô ta nói với tôi. “Không chùn chân vào phút chót chứ?”

“Đương nhiên.”

Aya gõ mạnh cánh cửa. “Yui! Mày có ở trong đấy không?”

Không có tiếng trả lời.

“Vì một vài lý do, chị sẽ phải mở cánh cửa này.” Cô ta tiếp tục gõ cửa. “Chị sẽ đếm trong vòng một phút. Khi hết giờ, chị sẽ mở cửa. Không phải dọa đâu, mở thật đấy. Rõ chưa?”

Đúng như dự đoán, vẫn không có tiếng đáp lại. Cô ta tặc lưỡi để bên kia cánh cửa vẫn nghe thấy.

“Có vẻ nó lờ tôi đi. Nó làm vậy với cả nhà đấy.”

Hajikano mà tôi từng quen lờ cả gia đình mình đi là một điều thật khó để tưởng tượng. Sự thật rằng cô ấy đã thay đổi quá nhiều đã hiển hiện chỉ sau mười phút sau cuộc tái ngộ của chúng tôi đêm qua, nhưng nghe chính miệng chị của cô ấy nói ra buộc tôi phải nhìn nhận nó với một góc nhìn hoàn toàn khác. Ai mà ngờ được có ngày Hajikano bị đối xử như một gánh nặng?

Tôi kiểm tra đi kiểm tra lại đồng hồ, nhưng vào giây thứ 52, Aya nói “chị vào đây” và mở cửa. ‘Cô ta thật cương quyết’, tôi thầm thán phục khi bước theo sau chị ta. Tôi không nghi ngờ gì về việc chị ta có thể ủi sập cánh cửa đó kể cả khi nó bị khóa lại.

Căn phòng tỏa ra một cảm giác khó chịu; tăm tối hơn những gì bạn trông đợi dù bên ngoài đang là ban ngày. và nóng ngột ngạt. Rèm cửa kéo kín mít, không có chút ánh sáng nào lọt vào căn phòng, và không có ngọn đèn nào được bật, mà là ánh đèn ngoài hành lang chiều sáng cho căn phòng. Thật kì lạ đối với một cô thiếu nữ, căn phòng này được bố trí hoàn toàn theo kiểu Nhật truyền thống, và có mùi cỏ bấc đèn nhè nhẹ.[note11491]

Hajikano nằm trên một chiếc nệm futon, quay lưng về phía chúng tôi. Bờ vai gầy của cô ấy lộ ra sau chiếc áo hai dây màu xám, đôi chân dài trắng muốt trong chiếc quần vải ngắn, và mái tóc đen nhánh tạo nên những nếp uốn mềm mại trên tấm nệm trắng. Chỉ nhìn từ phía sau, tôi có thể thấy vẻ đẹp của cô ấy, vẻ đẹp mà tôi cứ ngỡ rằng đã đạt tới đỉnh điểm bốn năm trước, nay lại ngày càng trở nên đằm thắm hơn - chỉ trừ một điểm.

Cánh cửa đóng lại sau lưng tôi. Tôi quay lại và nhận ra chúng tôi chỉ còn lại một mình trong phòng. Aya thật là ý tứ quá đi mà.

“Có việc gì?”, Hajikano nói, vẫn quay lưng lại, nghĩ rằng người trong phòng là Aya.

“Là mình đây.”

Một khoảng im lặng kéo dài.

Ở trong căn phòng ấy, nơi ánh sáng mặt trời không chiếu tới, vào giữa mùa hè, gợi nhắc lại những kỉ niệm của thời tiểu học. Tôi đã quên mất bộ phim chúng tôi xem cùng với nhau trong phòng thể chất, được che kín bởi những tấm rèm. Những gì tôi còn nhớ chỉ là, kể cả giữa những cảnh phim không lời ấy, là những tiếng ve kêu không ngừng nghỉ. Khi bộ phim kết thúc, và tấm rèm được kéo lên, ánh sáng quay trở lại qua những khung cửa sổ… Những thanh chấn song dọc theo bức tường, bảng bóng rổ, lưới bóng đá, và những quả bóng chuyền mắc trên mái nhà - có cảm giác thật mới mẻ, như thể tôi được thấy chúng lần đầu tiên, mặc dù tôi đã biết tới chúng từ lâu. Như thể bóng tối và bộ phim vừa rồi đã thông đồng với nhau để vẽ lại hiện thực.

Tiếng kêu đơn điệu của bầy ve chợt ngưng lại trong chốc lát. Hajikano quay người lại một cách mệt mỏi, và nhìn tôi như thể nhìn thẳng vào mặt trời. Mái tóc suôn mượt của cô ấy xòa lên khuôn mặt khi cô ấy quay người lại, và làm dây áo của cô ấy bị lệch đi, nhưng có vẻ cô ấy không để ý tới chúng.

Thật khó để nhìn rõ trong bóng tối, nhưng rõ rằng là, có một vết bớt trên mặt cô ấy.

Hajikano đứng dậy, hơi chao đảo, và tiến về phía tôi bằng những bước đi loạng choạng, như thể cô ấy đang bị ốm. Cô ấy dừng lại khi chúng tôi gần nhau tới mức có thể cảm nhận được hơi ấm của người kia.

Cô ấy chầm chậm đưa tay lên chạm vào mặt tôi. Những ngón tay lạnh giá, mảnh mai, chạy dọc lên khóe mắt tôi. Cô ấy vuốt đi vuốt lại chỗ đó, như thể đang tìm kiếm một thứ không có ở đó. Dường như cô ấy nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục vuốt mãi, lớp da giả tạo sẽ bung ra, để lộ vết bớt cô ấy từng biết. Lúc đầu cô ấy vuốt một cách nhẹ nhàng, nhưng dần dần cô ấy miết những ngón tay của mình ngày càng mạnh hơn.

Đột nhiên, tôi cảm thấy bỏng rát trên má. Tôi nhanh chóng nhận ra cô ấy đang cấu lấy mặt tôi bằng móng tay. Khi mặt tôi nhăn đi vì đau đớn, cô ấy vội bỏ tay ra như thể bừng tỉnh. Rồi cô ấy lùi lại vài bước, và ngồi thụp xuống tấm thảm. Một vệt nắng len lỏi qua những tấm rèm chiếu lên bên gương mặt không có vết bớt của cô ấy. Tôi thấy loáng thoáng một nốt ruồi ở bên dưới mắt của cô ấy.

Có tiếng thút thít khe khẽ. Hajikano quỳ gối, hai chân choãi ra, cố gắng thút thít thật khẽ, đang khóc nức nở. Tôi không cho rằng cô ấy đang khóc vì cảm thấy có lỗi khi làm đau tôi.

Tôi đợi cho tới khi cô ấy ngừng khóc. Tôi không nghĩ ra mình nên làm gì khác ngoài chờ đợi. Những ngón tay của tôi chạm vào nơi cô ấy vừa cào lên và tôi nhận thấy có một chút máu. Căn phòng đang quá ngột ngạt, nên tôi mở cửa sổ ra, dù vẫn để nguyên những tấm rèm. Tôi hiểu cảm giác của cô ấy khi muốn ngồi trong bóng tối. Có lẽ trong căn phòng tối tăm này cô ấy cảm thấy sự bình yên giống như tôi cảm thấy trong cơn mưa rào ngày ấy.

Những tấm rèm căng lên, và những làn gió mát mẻ ùa vào, lật mở một trang vở của một cuốn vở dày đặt trên bàn. Hajikano đứng dậy và khép cuốn vở lại, và đặt nó vào ngăn kéo. Rồi cô ấy lục lọi cái gì đó trong ngăn kéo dưới cùng, lấy ra cái gì đó, và quay lại chỗ tôi. Tôi chuẩn bị sẵn sàng với bất cứ việc gì cô ấy có thể có ý định làm, nhưng trong tay cô ấy chỉ là một miếng băng vết thương. Cô ấy cẩn thận dán nó lên vết thương, và nói “Mình xin lỗi”, thật khẽ.

Tôi có cảm giác lúc này cô ấy sẽ nghe những điều tôi nói.

“Mình nghe nói cậu không đến trường vì cậu không muốn học chung lớp với mình, có phải không?”

“Đúng vậy,” cô ấy trả lời. Có vẻ cô ấy đã bình tĩnh lại đủ để tạm thời ngăn dòng nước mắt. “Nếu cậu biết rồi thì càng tốt. Mình không muốn thấy mặt cậu nữa Yosuke. Đi đi.”

Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng bị cô ấy xua đuổi thẳng thừng như vậy khiến lồng ngực tôi quặn lại.

“Ít nhất cậu có thể cho mình biết vì sao không?”

“Chẳng có lý do nào cụ thể hết. Không phải lỗi tại cậu. Chỉ là mình quyết định từ nay sẽ ghét cậu thôi.”

Gần như cô ấy đang nhổ những lời ấy ra khỏi miệng. Tôi quyết định tiến thêm một bước nữa.

“Tại sao đêm qua cậu định làm việc đó?”

Cô ấy không trả lời.

“Có phải là vì nó?”, tôi hỏi.

“Cậu không cần biết cái đó”, Hajikano trả lời. “... vết bớt của cậu khỏi rồi. Tốt lắm. Tạm biệt.”

Cô ấy không nói những lời đó một cách gai góc, nhưng tôi vẫn thấy tim mình như bị đâm thấu qua. Nếu là trước kia, chắc chắn cô ấy sẽ không dùng từ chữa khỏi.

Tôi quay lưng về phía Hajikano và chuẩn bị rời khỏi căn phòng. Nhưng khi bước một chân khỏi cửa phòng, tôi quay lại và hỏi một câu cuối cùng.

“Này, Hajikano. Cậu còn nhớ những gì cậu nói với mình về vết bớt của mình hồi tiểu học không?”

Cô ấy lắc đầu chầm chậm.

“Không.”

Trái tim tôi bị nghiền nát bởi sự chối bỏ kỉ niệm thiêng liêng ấy; tôi bỏ chạy khỏi căn phòng. Aya đợi tôi ở bên ngoài, và nhìn tôi như muốn hỏi “sao rồi?” Tôi bất lực lắc đầu. Cô ta nhún vai với ánh mắt “đã bảo rồi mà”.

*

Tôi ngồi hút thuốc bên bậc thềm cùng với Aya.

“Tệ lắm, phải không?”, chị ta hỏi. “Đột nhiên nó xuất hiện vào mùa đông năm con bé học năm hai sơ trung. Yui hoàn toàn thay đổi vì chuyện đó. Tôi nghĩ đó là vào mùa hè năm ba… khoảng thời gian đó, nó bắt đầu trốn học không rõ nguyên do. Nó vẫn đi học đủ để tốt nghiệp, nhưng có vẻ rõ ràng là phải nhập học một trường cao trung kém hơn một bậc so với nơi con bé muốn. Đúng là đời thăng trầm khó lường mà. Thế mới thấy ngoại hình quan trọng với con người ta tới mức nào.”

Mùa đông, năm thứ hai sơ trung… những lời đó lặp đi lặp lại trong đầu tôi. Kể cả khi người phụ nữ trong điện thoại biết trước được tương lai và đoán được tôi sẽ chấp nhận khoản cược (hoặc quay ngược thời gian để thu khoản tiền cược), gán vết bớt lên mặt Hajikano sớm hẳn một năm rưỡi có vẻ là quá sớm. Có lẽ toàn bộ ý nghĩ rằng vết bớt của tôi bị chuyển lên mặt cô ấy là do tôi nghĩ quẩn mà ra.

“Cậu cũng không cần phải quan tâm tới nó nữa đâu.” Aya dập điếu thuốc vào hộp nhang muỗi. “Có thể trước kia hai đứa từng là bạn tốt, nhưng giờ con bé chỉ còn là một cái vỏ trống rỗng thôi. Gặp lại nó sẽ chỉ phá hoại những kỉ niệm của hai đứa thôi.”

“Bao giờ hút xong thì về đi nhé,” cô ta nói với tôi, và bỏ đi. Tôi hút hết một điếu thuốc nữa, rồi cũng vứt nó vào hộp, khé chạm tay lên miếng băng y tế trên mặt, và trở về nhà.

Trên đường về nhà, tôi nghe thấy tiếng chuông từ một cái bốt điện thoại ở một góc của khu nhà ở. Tôi còn chẳng thèm ngạc nhiên nữa. Tôi bước vào và nhấc máy lên.

“Alo?”

“Vậy, cậu nghĩ sao sau khi gặp lại cô Hajikano?”, người phụ nữ hỏi. “Liệu cậu có thể yêu Hajikano, ngay cả khi cô ấy gớm ghiếc như lúc này?”

Tôi đập mạnh cái tai nghe xuống và rời khỏi bốt điện thoại. Tôi có thể yêu Hajikano xấu xí này không ư? Đương nhiên là có. Dù sao ngay từ đầu tôi cũng chưa từng yêu cô ấy chỉ vì vẻ ngoài hoàn hảo của cô ấy. Tôi có thể yêu cô ấy dù có vết bớt hay không không phải là vấn đề. Vấn đề ở đây là liệu cô ấy có thể yêu tôi mà không có vết bớt của tôi không.

Những chiếc loa phóng thanh của thị trấn vang lên tiếng nhạc báo năm giờ chiều - giai điệu của Khúc ca Nàng tiên cá. Dù vậy, có vẻ vẫn còn hơn một tiếng nữa mặt trời mới lặn. Bầy chim quạ bay lượn trên những tán cây, lũ ve kêu lên những tiếng kêu sống động. Mấy đứa trẻ con đang được học về an toàn cháy nổ.

Nghĩ lại thì, tôi nhận ra mọi chuyện từ đầu đã xảy ra một cách quá kì lạ cho tới lúc này. Tôi trở thành một người bạn thân của Hajikano chỉ là kết quả của vô số những sự trùng hợp, nên nhìn một cách thực tế thì, đương nhiên là cô ấy sẽ đối xử với tôi như thế này. Kể cả ý tưởng rằng thể loại như tôi an ủi Hajikano đã là quá đáng rồi. Nghĩ rằng cô ấy có thể trở thành “của tôi” thì đúng là không biết thân biết phận.

Có vẻ là tôi cũng có khả năng chịu đựng việc bị Hajikano từ chối. Điều đó càng khiến tôi cảm thấy bản thân mình là một thằng hèn hết thuốc chữa. Những kí ức một thời từng lấp lánh đã thay màu; tôi có thể hình dung được tôi đã chỉ nhìn mọi thứ từ góc nhìn của mình, và thực ra tôi chưa bao giờ là một người bạn quan trọng của Hajikano.

Mất hết sự tự tin, tôi bắt đầu nghĩ tới việc bỏ cuộc với ván cược này. Thôi được, tôi hiểu ý cô rồi. Làm vết bớt biến mất sẽ không giúp tôi có được giấc mơ của mình. Mọi chuyện chưa từng đơn giản như vậy. Đó là một ván cược mà tôi không hề có cơ hội chiến thắng. Và cô đã biết điều đó từ lúc đề nghị nó với tôi, có phải không?

Nhưng tôi cũng có thể nghĩ về nó như thế này: đổi lấy việc nhìn ra sự bất lực của bản thân, tôi cũng được trao một cơ hội lớn. Ngay lúc này, tình hình của tôi ở trường cũng không đến nỗi nào. Nếu tôi xây dựng những mối quan hệ vững vàng, thật lòng với Nagahora và Chigusa khi còn có thể, biết đâu tôi vẫn có thể giữ chúng nguyên vẹn khi vết bớt quay lại. Đúng vậy, quãng thời gian mà vết vớt đang biến mất chính là một cơ hội hoàn hảo.

Người phụ nữ đó đã nói hạn chót là ngày 31 tháng Tám. Như vậy định mệnh của tôi còn bị hoãn lại một tháng nữa. Tôi được cho một khoảng thời gian tương đối thoải mái.

Tôi hình dung ra viễn cảnh đó. Chigusa và Nagahora, hai người họ vẫn chấp nhận tôi như lúc này, kể cả khi vết bớt của tôi quay lại. Và bản thân tôi, cuối cùng cũng có thể quên nó đi và có thể vui vẻ cùng với bạn bè.

Nói cho cùng, đó là một viễn cảnh không tồi chút nào.

*

Tôi đã quá ngây thơ. Khi người phụ nữ đó giải thích về ván cược, cô ta - có lẽ là cố ý - đã không nhắc tới một điểm quan trọng. Cô ta chưa từng nhắc gì về hình phạt dành cho tôi nếu tôi thua. Cô ta biết rằng nếu cô ta nhắc đến nó, chắc chắn tôi sẽ không đồng ý.

Hãy nhớ lại câu chuyện về nàng tiên cá. Không phải Nàng tiên cá vùng Agohama. Không phải câu chuyện Yaobikuni. Mà câu chuyện cổ tích của Hans Andersen.

Andersen đã sống một cuộc đời đầy đau khổ và thương tâm, và đặc biệt trong những tác phẩm đầu tiên của mình, ông thường có xu hướng viết những câu chuyện bi kịch kết thúc với cái chết của nhân vật chính. Nàng tiên cá là một ví dụ điển hình. Trong suy nghĩ của Andersen lúc đó, với tài năng chưa được biết tới và đang đắm chìm trong nghèo khổ, cũng không ngạc nhiên khi ông miêu tả cái chết như sự cứu rỗi duy nhất. Suy nghĩ tiêu cực như vậy dĩ nhiên là sẽ để lại dấu vết trong những tác phẩm của bạn rồi.

Giờ, nếu tôi nhớ không nhầm, thì đây chính là cách câu chuyện về Nàng tiên cá bắt đầu.

Vào sinh nhật thứ mười lăm, nàng tiên cá lần đầu tiên rời biển cả, và đem lòng yêu một chàng hoàng tử trên một con tàu. Tiên cá không được phép xuất hiện trước con người, nhưng cô quyết không từ bỏ anh. Nên cô đã cầu xin mụ phù thủy, và đánh đổi giọng hát say đắm của mình để đổi lấy hình dạng người. Và mụ phù thủy cảnh báo nàng: “Nếu hoàng tử lấy một cô gái khác, cô sẽ biến thành bọt biển.”

Chẳng phải đó chính là tình huống của tôi lúc này sao?

Và câu chuyện Nàng tiên cá đã kết thúc ra sao.

Cái đó chắc không cần phải nói nữa nhỉ.

Bình luận (0)Facebook