• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Giới thiệu

Độ dài 660 từ - Lần cập nhật cuối: 2025-06-11 14:00:15

:

? Cô  – Trợ giảng không-phải-ai-cũng-dám-tán

Đẹp, đó là thứ đầu tiên khiến học trò để ý. Nhưng không phải kiểu “hot girl ngoan hiền” đâu. Cô đẹp kiểu nghiêm túc, lạnh mặt, bước vào lớp như có gió… rồi một lúc sau lại bắt gặp đang chọc học sinh cười lăn.

Thường xuyên thay đổi phong cách: hôm thì tóc dài, thả nhẹ, kẹp nơ như công chúa học đường; hôm khác lại tomboy, vest rộng, tai bấm lủng lẳng – khiến học trò muốn gọi là “chị” hơn là “cô”.

Cô nghiêm khi làm việc, rất nghiêm. Nhưng ngoài giờ học lại chịu khó trò chuyện, phá vỡ tường lửa của những đứa tưởng đâu khó gần nhất. Đặc biệt là hai "ca khó" – số 7 và số 8 – có lẽ cũng vì thế mà dính cô như sam…

? Số 8 – Cậu học trò bự con, nhưng tim mềm

To xác, hơi ngầu, nhìn tưởng bad boy. Nhưng thật ra mỗi ngày uống matcha latte và vẽ hoa lá trong giờ học. Nói chuyện kiểu “anh lớn”, hay trêu chọc cô như thể cô là em bé:

“Cô nhỏ xíu, để em bảo vệ nha~”

Có xu hướng chọc gái khác để... thử phản ứng cô. Phản ứng lại cực trẻ con khi bị cô mắng.

Ghét chờ đợi, hay bực khi thấy người ta làm việc chậm. Rất chủ động trong tương tác, đặc biệt là với các “cô” – nhất là .

? Số 7 – Cậu nhóc kỳ quặc, thẳng thắn, dẻo miệng, không-biết-mình-nguy-hiểm

Trầm trầm, nhưng không hề yên lặng. Năng lượng cao như caffeine, làm cả lớp mệt còn cô thì… lo.Ngoại hình già dặn, ánh mắt có gì đó lười nhác và biết nhiều hơn cần thiết.

Cười rất tươi, nói năng như nũng nịu, lại thích tiếp xúc thân mật. Khi cần thì thẳng ruột ngựa, khi bị dồn thì lươn lẹo như chuyên gia.Thường xuyên lặp lại mấy câu kiểu:

“Cô thương em mà đúng không?”“Cô phải bảo vệ em nha~”

Giỏi cờ vua – nhưng không thích ai biết. Thích gài người khác, gài cả cô. Mà đôi lúc, cũng tự gài mình vào cảm xúc khó rút ra.

Dẫn:

Tôi gắn bó với lớp này 1 thời gian ko lâu, trước khi số 7 và số 8 tham gia.

Với sự lý tưởng hóa cốt lõi của nghề nghiệp: giúp học sinh giỏi lên, việc tôi cần làm là để lớp tái khóa 100% và ko em nào bỏ học. Nên tôi suy nghĩ đủ để quyết định, mình sẽ đánh vào tình cảm gắn bó của các em.

Tôi ko phải làm người ham hố gắn kết với phụ huynh, tôi hiểu rằng, ngoài sự khéo léo của người làm dịch vụ, kết quả và ít nhất là sự gắn bó của con cái họ là điều quan trọng nhất. Đoán xem tôi tiếp cận mục tiêu của mình theo cách nào…

Trong quá trình đó, mỗi đứa trẻ như là 1 kho báu để tôi khám phá. Khiến tôi không ngừng phân tích, những đứa mà tôi tưởng ngây thơ, ngờ nghệch lại có những nét riêng rất đỗi đáng yêu. Hoặc là thông minh một cách kì lạ. Chúng biết cách sống sót giữa môi trường nghiệt ngã này.

Tôi đã chứng minh mình đúng. Tôi gần như có thể nắm trong tay được thứ bọn nhỏ cần - tình cảm là nguồn tài nguyên dồi dào - có thể tái tạo được mà còn hiệu quả. Tôi chỉ mất công một chút.

Nhưng không ngờ, đến một mức độ nào đó, khi tôi ko thể đáp ứng thêm: về thời gian kèm cặp, về quyền lực vốn đã thiếu thốn của trợ giảng, về sự từng trải của một giáo viên thực thụ, về tình cảm với từng học sinh, thì tôi dần bị nhấn chìm. Và cách duy nhất là thoát ra, nhưng có 1 số giá trị ko thể giữ lại, vì chúng đã trở nên sai trái.

Bình luận (0)Facebook
Đang tải bình luận